Đối với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 132)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Agribank Việt Nam

bộ máy hoạt động của NH, xây dựng cơ chế, chính sách tín dụng, cơ chế quản lý các khoản nợ quá hạn phát sinh tại các chi nhánh, phòng giao dịch của NH.

Để đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, NH Nhà nước trong hoạt động cho vay, Agribank cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng.

Cho phép vận dụng cơ chế cho vay, cơ chế lãi suất một cách linh hoạt đối với từng khách hàng, từng khoản tín dụng trên cơ sở quy định khung lãi suất của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khoản tín dụng giúp cho quá trình phân loại nợ được chính xác hơn thay vì chỉ dựa vào thời gian quá hạn của khoản tín dụng.

Phát triển thị trường mua, bán nợ, nên kết hợp mô hình xử lý nợ xấu tập trung và phát triển thị trường mua - bán nợ để làm sao xã hội hoá nguồn cầu trong đầu tư nợ xấu của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Các Ngân hàng thương mại luôn tồn tại những rủi ro trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với thị trường. Nếu các NHTM không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ tạo ra áp lực cho toàn hệ thống và nền tài chính quốc gia. Khống chế nợ xấu ở mức có kiểm soát sẽ làm cho nguy cơ rủi ro của NHTM giảm thiểu, khách hàng và ngân hàng giảm gánh nặng cho nền kinh tế. Luận văn “Quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên” đã đi sâu phân tích thực trạng và đạt được kết quả chủ yếu sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM, bao gồm việc tìm hiểu các quan niệm khác nhau về nợ xấu, cách nhận biết, phân loại, đo lường, xử lý nợ xấu. Các vấn đề này được tiếp cận dựa trên các nguyên tắc của Hiệp ước Basel trong hoạt động quản lý RRTD NH. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại một số chi nhánh của Agribank Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng cho các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên thông qua việc phân tích các số liệu thu thập. Xác định những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Hạn chế còn tồn tại: Nợ xấu tồn tại, các chi nhánh cấp huyện còn các KH có xu hướng gia tăng, nhất là số nợ nhóm 2; Hệ thống kiểm tra, KSNB chưa thật sự hiệu quả, ở Agribank tỉnh Thái Nguyên, hệ thống kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa phát huyđược tối đa vai trò của mình, do số lượng cán bộ kiểm tra kiểm soát chỉ có ba người, trong khi quy mô dư nợ của Chi nhánh cấp huyện còn rất lớn; Trong thực hiện quản lý nợ xấu, nhân viên còn chưa được đào tạo, cập nhật thông tin kiến thức về quản lý nợ xấu nhanh chóng; Các KH của chi nhánh còn chưa được chi nhánh xây dựng các phương án kinh doanh khả thi

cải thiện các khoản nợ xấu.

Ba là, đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nợ xấu các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên.

Luận văn đã trình bày và nghiên cứu nghiêm túc trong khoảng thời gian có hạn sẽ khồn thể không có sai sót. Tác giả rất mong muốn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp quan tâm, xem xét và góp ý để luận văn hoàn chỉnh hơn nữa, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank Việt Nam chi nhánh huyện , tỉnh Thái Nguyên (2015-2018).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015-2018.

2. Agribank tỉnh Thái Nguyên (2015-2018). Báo cáo nội bộ năm 2015-2018. 3. Agribank Việt Nam (2015-2018). Báo cáo thường niên năm 2015, 2016,

2017, 2018.

4. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018),Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

5. Nguyễn Thị Mùi (2011), Giáo trình Quản trị NH thương mại Học viện Tài chính.

6. NH Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt

động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.

7. NH Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài đối với KH, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03

năm 2017.

8. NH Nhà nước Việt Nam. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.

9. Nhật Thanh (2016). NH nỗ lực xử lý, ngăn ngừa nợ xấu. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2017 tại

10.Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình NH thương mại. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

11.Quốc hội (2010). Luật NH Nhà nước Việt Namsố 46/2010/QH12.

12. Tô Ngọc Hưng (2012), Giáo trình NH Thương mại. Học viện NH. 13.Tô Ngọc Hưng (2012). Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia

và bài học cho Việt Nam. Tạp chí NH.

14.Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2013 Phê duyệt Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề

án Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

15.http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201609/ngan-hang-no-luc- xu-ly-ngan-ngua-no-xau-697598/

Tài liệu Website

1. Đinh Vũ (2019), http://baophutho.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/ 201903/agribank-chi-nhanh-phu-tho-ii-uu-tien-nguon-von-tin-dung-cho- nong-nghiep-nong-thon-163327, truy cập ngày 3/3/2019

2. Hoàng Lê (2018), http://tapchihuunghi.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan- 5/agribank-lang-son-sat-canh-cung-nha-nong-5546.html, truy cập ngày 6/3/2019

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ NH

Xin chào anh/chị!

Nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên, xin anh/chị bớt chút thời gian vui lòng trả lời một vài thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu dưới đây. Xin cám ơn sự hợp tác của anh chị!.

Phần 1: Thông tin chung

Xin hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách tích (/) vào ô lựa chọn tương ứng hoặc ghi câu trả lời

Họ và tên:………... Tuổi: …... Năm

Giới tính: Nam Nữ

Nghề nghiệp: ………...…. Trình độ :………...….

Phần 2: Nội dung khảo sát

1. Thời điểm KH trả nợ tại chi nhánh như thế nào?

□ KH hoàn trả thực hiện đúng cam kết vay vốn □ KH nợ quá hạn 3 tháng

□ KH nợ quá hạn 6 tháng □ KH nợ quá hạn 1-3 năm □ KH nợ quá hạn >3 năm

2. Đánh giá quản lý nợ xấu của NH

Các câu hỏi sẽ đo lường mức độ đánh giá quản lý nợ xấu tại chi nhánh. Anh/ chị đánh số cho điểm từ 1 đến 5 theo quy ước sau:

Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 I. Nhận thức về sự cần thiết quản lý nợ xấu theo chủ trương, chính sách từ phía NH

Đáp ứng nhu cầu quản lý nợ xấu của chi nhánh, Agribank

Thực hiện quản lý nợ xấu theo chính sách pháp luật, NHNN

Thông tin quản lý nợ xấu cập nhật nhanh chóng

II. Năng lực chuyên môn của nhân viên chi nhánh trong thực hiện qquản lý nợ xấu

Nhân viên hiểu được những nhu cầu đặc biệt của KH

Nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh quy trình QLNX đã quy định của đơn vị, chi nhánh, ngành

Nhân viên được góp ý cho cải tiến chất lượng QLNX tại chi nhánh

Hàng năm nhân viên được đào tạo, cập nhật thông tin và kiến thức về QLNX

III. Độ chính xác và cập nhật thông tin KH trong quan hệ tín dụng.

Các thông tin QLNX đã đáp ứng nhu cầu cho chi nhánh

Thông tin cập nhật, kịp thời, chuẩn xác tới ban lãnh đạo chi nhánh

Thông tin công khai, minh bạch được cập nhật trên hệ thống của chi nhánh, Agibank

Chi nhánh áp dụng CNTT trong cập nhật thông tin KH như: email, website, SMS…

Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 IV. Công tác xử lý nợ xấu cho KH

Quy trình QLNX đã đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, hội sở

Chi nhánh có ban QLNX

Chi nhánh thường xuyên phải xử lý các khoản nợ xấu

Chi nhánh đạt chỉ tiêu về xử lý nợ xấu Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý nợ xấu nhằm đo lường, kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu

Thực hiện giao kế hoạch XLNX đến từng CBTD, gắn quyền lợi của cán bộ với kết quả XLNX

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH HÀNG

Xin chào anh/chị!

Nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên, xin anh/chị bớt chút thời gian vui lòng trả lời một vài thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu dưới đây. Xin cám ơn sự hợp tác của anh chị!

Phần 1: Thông tin chung

Xin hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách tích (/) vào ô lựa chọn tương ứng hoặc ghi câu trả lời

Họ và tên:………... Tuổi: …... Năm

Giới tính: Nam Nữ

Nghề nghiệp: ………...…. Trình độ: ………...….

Phấn 2: Nội dung khảo sát

1. Công ty/ đơn vị có kế hoạch trả nợ hàng năm?

□ Có xây dựng kế hoạch hàng năm □ Không xây dựng kế hoạch hàng năm

2. Năng lực tài chính của KH doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh là như thế nào?

□ Tự chủ tài chính, sử dụng một phần vốn vay □ Tự chủ tài chính 50%, 50% sử dụng vốn vay □ Chủ yếu là vốn vay

3.Đánh giá quản lý nợ xấu của NH

Các câu hỏi sẽ đo lường mức độ đánh giá quản lý nợ xấu tại chi nhánh. Anh/ chị đánh số cho điểm từ 1 đến 5 theo quy ước sau:

Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 I.Nhận thức về sự cần thiết về công tác quản lý nợ xấu theo chủ trương, chính sách từ phía KH

Quy trình QLNX tại chi nhánh đáp ứng nhu cầu của KH

Ngân hàng thực hiện QLNX theo chính sách pháp luật, NHNN

Thực hiện đúng kế hoạch trả nợ đã cam kết Thông tin QLNX, các chính sách QLNX cập nhật nhanh chóng, thường xuyên đến KH

II. Kỹ năng xử lý công việc, quản lý nợ xấu của nhân viên chi nhánh đối với KH

Nhân viên luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi của KH

Nhân viên NH có tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng cho KH

Việc giải quyết những khiếu nại của KH được nhân viên thực hiện nhanh chóng, hợp lý

III. Độ chính xác và cập nhật thông tin KH trong quan hệ tín dụng.

KH được chi nhánh thông tin chi tiết nợ xấu Thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác khi có yêu cầu

Thông tin công khai, minh bạch trên hệ thống thông tin

IV. Công tác xử lý nợ xấu cho KH

KH đánh giá việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các thủ tục xử lý nợ xấu tại chi nhánh

Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5

KH được Chi nhánh thông báo chi tiết khoản nợ xấu theo định kì

KH được chi nhánh giải quyết nhu cầu vay vốn để cải thiện các khoản nợ xấu

KH được chi nhánh hỗ trợ xây dựng các phương án kinh doanh khả thi để cải thiện các khoản nợ xấu

PHỤ LỤC 3 NỢ XẤU NHÓM 3 Tiêu chí Tính tới T9/2017 (Tỷ đồng) Tính tới T12/2017 (Tỷ đồng) Tính tới T9/2018 (Tỷ đồng) Tính tới T12/2018 (Tỷ đồng) So sánh T9/2018- T9/2017 (%) So sánh T12/2018- T12/2017 (%) Tổng nợ xấu 16,12 18,87 18,36 20,23 113,90% 107,21% Tổng nợ xấu Nhóm 3 (từ 91-180 ngày) 6,21 7,17 7,07 8,60 113,90% 119,90% Thành phố Thái Nguyên 1,39 1,61 1,46 1,78 105,25% 110,80% CN Sông Cầu 0,63 0,73 0,64 0,78 101,61% 106,97% TP Sông Công 0,34 0,39 0,44 0,53 128,39% 135,16% TX Phổ Yên 0,40 0,47 0,51 0,62 126,16% 132,82% Huyện Đại Từ 0,71 0,82 0,76 0,93 107,90% 113,59% Huyện Định Hóa 0,76 0,87 0,75 0,91 98,96% 104,18% Huyện Võ Nhai 0,40 0,47 0,47 0,57 115,65% 121,75% Huyện Đồng Hỷ 0,74 0,85 0,74 0,90 100,50% 105,80% Huyện Phú Bình 0,35 0,40 0,66 0,81 191,18% 201,27% Huyện Phú Lương 0,48 0,56 0,63 0,77 129,96% 136,81%

PHỤ LỤC 4 NỢ XẤU NHÓM 4 Tiêu chí Tính tới T9/2017 (Tỷ đồng) Tính tới T12/2017 (Tỷ đồng) Tính tới T9/2018 (Tỷ đồng) Tính tới T12/2018 (Tỷ đồng) So sánh T9/2018- T9/2017 (%) So sánh T12/2018- T12/2017 (%) Tổng nợ xấu Nhóm 4 (từ 181-360 ngày) 5,88 6,89 6,89 7,69 117,02% 111,61% Thành phố Thái Nguyên 1,32 1,54 1,43 1,59 108,14% 103,14% CN Sông Cầu 0,60 0,70 0,63 0,70 104,40% 99,58% TP Sông Công 0,32 0,38 0,43 0,48 131,91% 125,82% TX Phổ Yên 0,38 0,45 0,50 0,55 129,62% 123,63% Huyện Đại Từ 0,67 0,79 0,74 0,83 110,86% 105,74% Huyện Định Hóa 0,72 0,84 0,73 0,81 101,67% 96,98% Huyện Võ Nhai 0,38 0,45 0,45 0,51 118,82% 113,33% Huyện Đồng Hỷ 0,70 0,82 0,72 0,81 103,25% 98,48% Huyện Phú Bình 0,33 0,39 0,65 0,72 196,42% 187,35% Huyện Phú Lương 0,46 0,54 0,61 0,68 133,52% 127,35%

PHỤ LỤC 5 NỢ XẤU NHÓM 5 Tiêu chí Tính tới T9/2017 (Tỷ đồng) Tính tới T12/2017 (Tỷ đồng) Tính tới T9/2018 (Tỷ đồng) Tính tới T12/2018 (Tỷ đồng) So sánh T9/2018- T9/2017 (%) So sánh T12/2018- T12/2017 (%) Tổng nợ xấu Nhóm 5 (>360 ngày) 4,03 4,81 4,41 3,94 109,34% 81,98% Thành phố Thái Nguyên 0,90 1,08 0,91 0,82 101,04% 75,76% CN Sông Cầu 0,41 0,49 0,40 0,36 97,55% 73,14% TP Sông Công 0,22 0,26 0,27 0,24 123,26% 92,42% TX Phổ Yên 0,26 0,31 0,32 0,28 121,12% 90,81% Huyện Đại Từ 0,46 0,55 0,48 0,43 103,59% 77,67% Huyện Định Hóa 0,49 0,59 0,47 0,42 95,00% 71,23% Huyện Võ Nhai 0,26 0,31 0,29 0,26 111,02% 83,24% Huyện Đồng Hỷ 0,48 0,57 0,46 0,41 96,48% 72,34% Huyện Phú Bình 0,23 0,27 0,41 0,37 183,53% 137,61% Huyện Phú Lương 0,31 0,38 0,39 0,35 124,76% 93,54%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)