Chính sách quản lýnợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Chính sách quản lýnợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh

3.2.2. Chính sách quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, Agribank đã đưa ra Chương trình hành động với những giải pháp rất cụ thể, quyết liệt, đồng thời tổ chức Hội nghị toàn bộ chi nhánh các huyện của Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo, cũng như triển khai những cơ chế để xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này.

Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 phê duyệt đề án: Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 trong đó với mục tiêu: Phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu để đến năm 2020

đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các NH thương mại yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

Căn cứ Luật số 17/2017/QH14 là Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các TCTD, Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2017.

Căn cứ Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTG Agribank đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt đã chủ động cung cấp thông tin cho Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ, hoạt động NH và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội.

Agribank đã thành lập 2 Trung tâm xử lý nợ xấu tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam; Mạnh dạn, chủ động thực hiện tổng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản nợ xấu đến thời điểm 15/8/2017; Miễn, giảm lãi tồn đọng theo thời hạn trả nợ gốc để khuyến khích KH tạo nguồn thu trả nợ NH, đồng thời hỗ trợ KH phục hồi sản xuất kinh doanh… Theo đó, Agribank tại chi nhánh các huyện của tỉnh Thái Nguyên có hoạt động xử lý nợ xấu sẽ báo về Agribank Hội sở Thái Nguyên, sau đó từ Hội sở sẽ báo đến trung tâm tại khu vực phía Bắc giải quyết.

3.2.3. Nội dung quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Quy trình quản lý nợ xấu

Để làm tốt công tác quản lý nợ xấu Agribank tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên tổ chức thực hiện quy trình chuẩn mực theo quy định của Agribank Việt Nam, quy trình như sau:

Hình 3.2. Quy trình quản lý nợ xấu đối với chi nhánh các huyện của Agribank Thái Nguyên

(Nguồn: Agribank Hội sở Thái Nguyên)

Qua hình 3.2 cho thấy sự phân cấp công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện quản lý, Ngân hàng nhà nước là đầu mối quan trọng trong đưa ra chính sách chung về quản lý nợ xấu, Agribank xây dựng quản lý nợ xấu cho mình dựa trên chính sách của NHNN, điều kiện hoạt động đặc thù của NH, từ đó mà triển khai quản lý nợ xấu trong toàn bộ chi nhánh các tỉnh/thành trong cả nước. Đối với các huyện, chi nhánh huyện chủ động vận dụng các nội dung chính sách quản lý nợ xấu theo chủ trương chung của NHNN, Agribank Việt Nam, đặc thù mà Agribank tỉnh Thái Nguyên ban hành để vận dụng cho chi nhánh. Chính quá trình phân cấp trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị đã giúp cho toàn bộ hoạt động nợ xấu của Agribank được kiểm soát, ngân hàng xây dựng hoạt động bảo vệ trước nguy cơ nợ xấu. Như vậy, có thể thấy Agribank chi nhánh các huyện đã nỗ lực áp dụng quy trình mà ngành, Hội sở ban hành đảm bảo cho chi nhánh hoạt động hiệu quả, đẩy lùi nguy cơ nợ xấu, tránh phát sinh bất ngờ về quá trình tổn thất do tín dụng đem lại.

3.2.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý nợ xấu a. Nhận diện nợ xấu

Tại Agribank Thái Nguyên, trên cơ sở các quy định của NHNN, Chi nhánh cấp huyện đã quy định cụ thể hóa việc phân loại nợ, trích lập DPRR. Cụ thể: “Văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/5/52007 về Quy định phân loại KH trong hệ thống Agibank; Quyết định 636/2007/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 về việc ban hành Quyết định việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hệ thống Agribank Việt Nam; Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 15/6/2010 Ban hành quyết định cho vay đối với KH trong hệ thống Agribank Việt Nam thay thế Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002; Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 của HĐTV về Ban hành quy định phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng trong hệ thống Agibank; Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 về Ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agibank”.

Từ các văn bản trên có thể thấy: Nợ xấu là khái niệm thuộc phạm trù nợ có vấn đề. Khái niệm nợ có vấn đề được các NHTM Việt Nam xác định bao gồm:

(i) Nợ xấu theo qui định phân loại nợ của NHNN, đó là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối (Nhóm 3, 4, và 5);

(ii) Nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR đang hạch toán ở ngoại bảng; (iii) Nợ chưa bị phân vào nhóm nợ xấu nhưng có dấu hiệu rủi ro.

Như vậy, có thể nói ngoài nội dung thứ 2 (nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR đang hạch toán ngoài bảng), việc nhận biết nợ xấu trước hết phải được thực hiện từ khi các khoản nợ xấu này chưa thực sự hiện diện nhưng có dấu hiệu rủi ro. Điều này tạo cơ sở cho NH chủ động quản lý đối với các khoản nợ đang ở nhóm 1, nhóm 2 nhưng xuất hiện nguy cơ chuyển thành nợ xấu, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hạn chế tối đa sự gia tăng nợ xấu. Nợ xấu

thực sự xuất hiện khi các khoản nợ thuộc nhóm 1, nhóm 2 bị nhảy nhóm theo các điều kiện được quy định theo Quyết định phân loại nợ của NH Nhà nước.

Trong giai đoạn 2006-2011, Agribank Thái Nguyên áp dụng theo chính sách của Agribank về việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Năm 2012 có thể coi là mốc đáng ghi nhận khi Agribank bắt đầu tiến hành áp dụng phân loại nợ theo cả 2 phương pháp định lượng và định tính với sự hỗ trợ của hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương án được sự chấp thuận của NHNN, điều này được triển khai toàn hệ thống trong các tỉnh/thành cả nước và Agribank Thái Nguyên áp dụng.

Việc áp dụng phương pháp định tính là bước tiến quan trọng giúp cho Agribank hoàn thiện hơn trong công tác nhận diện; đánh giá; phân loại rủi ro để từ đó xác định đúng bản chất rủi ro từng khoản nợ. Trong đó nếu khoản nợ được phân loại theo 2 phương án có kết quả khác nhau sẽ xếp vào nhóm có rủi ro cao hơn. Theo quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR, dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ, NH xác định các nhóm nợ dựa trên hạng KH. Cụ thể:

Bảng 3.3: Xếp hạng KH theo hệ thống xếp hạng của Agribank các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Hội sở)

Bên cạnh đó, Agribank cũng quy định các trường hợp phải chủ động phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn khi xem xét thông tin về KH. Theo đó, một khoản nợ được xếp ở nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) theo phương pháp định lượng nhưng nếu căn cứ vào xếp hạng tín dụng thấp thì có thể bị xếp vào các nhóm nợ cao hơn, thậm chí là nợ xấu (nhóm 3, 4, 5). Rõ ràng, nếu phân loại nợ theo quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR của Agribank thì tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ có thể sẽ tăng cao hơn nhiều nếu như thông tin để đánh giá KH là đầy đủ, cập nhật.

Trong thực tế triển khai, dựa trên hệ thống xếp hạng KH được áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh thành khác trong cả nước,thì một số khoản nợ có chiều hướng xấu rõ ràng mặc dù chưa quá hạn hoặc chưa quá hạn đến mức phải xếp vào nợ xấu nhưng do hạng tín dụng của đối tượng vay vốn có xu hướng giảm sút rõ rệt cũng đã được cân nhắc xếp vào nhóm nợ cao hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng của những khoản nợ nhảy nhóm như vậy hiện còn khá ít. Thực tế này do hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank Việt Nam được thực hiện theo phương pháp chuyên gia, phụ thuộc lớn vào ý kiến chủ quan của chuyên gia, các dữ liệu lịch sử còn nghèo nàn, chưa sử dụng các mô hình thống kê để đo lường. Vì vậy kết quả xếp hạng chưa phản ánh trung thực rủi ro của KH. Điều này đã ảnh hưởng đến độ chính xác trong kết quả phân loại nợ cho KH.

Tuy nhiên, nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của toàn ngành về xử lý nợ xấu để triển khai Nghị quyết này. Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 phê duyệt đề án: Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; Luật số 17/2017/QH14 thông qua ngày 20/11/2017 về Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các TCTD, cho phép xác định định được phân loại nợ xấu theo phương pháp định lượng, cụ thể:

Qua bảng 3.4 cho thấy công tác phân loại nợ của các NH Agribank chi nhánh các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều kết quả. Nhóm 3 (từ 91-180 ngày) có quy mô nợ lớn nhất, biến động hàng năm. Quy mô nợ xấu theo nghị quyết 42 đã giảm, so sánh T9/2018 với T9/2017 nhóm 5 tăng hơn 9%; tuy nhiên so sánh T12/2018 và T12/2017 giảm 18 % chỉ còn gần 4 tỷ đồng tiền nợ xấu của nhóm 5. Về tổ chức thực hiện công tác phân loại nợ, Chi nhánh cấp huyện đã thực hiện cho vay thường xuyên bằng cách tăng cường thu thập thông tin phân loại nợ về KH. (Chi tiết nợ xấu theo nhóm 3, 4, 5 được phân loại trong

phụ lục 4, 5, 6).

Bảng 3.4: Phân loại nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại một số thời điểm tại các NH cấp huyện thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng Tiêu chí Tính tới T9/2017 Tính tới T12/2017 Tính tới T9/2018 Tính tới T12/2018 So sánh T9/2018- T9/2017 (%) So sánh T12/2018- T12/2017 (%) Tổng nợ xấu 16,12 18,87 18,36 20,23 113,90% 107,21% Nhóm 3 (từ 91-180 ngày) 6,21 7,17 7,07 8,60 113,90% 119,90% Nhóm 4 (từ 181-360 ngày) 5,88 6,89 6,89 7,69 117,02% 111,61% Nhóm 5 (>360 ngày) 4,03 4,81 4,41 3,94 109,34% 81,98%

(Nguồn: Phòng kế toán Agribank tổng hợp các huyện và Hội sở) b. Ngăn ngừa nợ xấu

Giai đoạn 2015-2018 Agribank Thái Nguyên đã áp dụng các chính sách sau:

Thứ nhất, xây dựng mô hình quản lý nợ xấu của Agribank Việt Nam, từ

đó triển khai rộng khắp các chi nhánh cấp I, II trong hệ thống. Quản lý nợ xấu là nội dung quan trọng gắn liền với mọi hoạt động của NH thương mại. Quản lý nợ xấu không có nghĩa là né tránh mà là việc xác định một mức độ nợ xấu để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu, cũng như nhận biết được nợ xấu trên cơ sở đó đưa ra các chính sách và biện pháp để đảm bảo NH không vượt quá mức xác định trước đó. Quản lý nợ xấu là một hệ thống bao gồm: (i) Các công cụ nhận biết, đánh giá và đo lường mức độ nợ xấu; (ii) Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát, ngăn chặn, hạn chế; (iii) Tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu và (iv)

Các phương án, biện pháp xử lý khi có nợ xấu xảy ra.

Nhằm mục đích phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu đồng thời thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của NH nhà nước, Agribank Thái Nguyên đã xây dựng mô hình quản lý nợ xấu đối với hệ thống trong các huyện, trong đó nghị quyết 42 đã đưa ra phương pháp định lượng (điều 3) và phương pháp định tính (điều 4). Việc tiến hành đồng thời hai hình thức quản lý nợ xấu đã giúp Agribank chuẩn hoá, phân loại được KH theo các tiêu chí đầy đủ, có chính sách KH rõ ràng, ngăn ngừa và giảm thiểu nợ xấu. Việc áp dụng hệ thống RMS trong toàn hệ thống, đã giúp Agribank thích nghi nhanh với việc chuẩn hóa phân loại nợ theo chỉ thị 06/NHNN.

Hàng tháng, thông qua phương pháp phân tích định tính và định lượng, Trung tâm PN&XLRR đã ra cảnh báo tín dụng đối với toàn hệ thống, (cảnh báo cho các chi nhánh Agribank Thái Nguyên trong phạm vi toàn tỉnh) có biện pháp cần thiết và kịp thời đối với KH có dư nợ lớn, để giảm thiểu nợ xấu. Việc quản lý nợ xấu được thực hiện tại mỗi chi nhánh (việc xây dựng chính sách tín dụng và quản lý nợ xấu đều do Phòng tín dụng thực hiện. Phòng kiểm tra kiểm soát là bộ phận độc lập giám sát các hoạt động này dưới giác độ hợp pháp, đảm bảo tuân thủ các văn bản quy định và phát hiện các sai sót trong hồ sơ, báo cáo và thực tế thực hiện, đồng thời đề xuất các định hướng và phương án) còn đối với toàn hệ thống sẽ quản lý nợ xấu tập trung. Hiện tại mô hình tổ chức quản lý nợ xấu tại Agribank Thái Nguyên được xây dựng gồm 3 tầng (bảng 3.5)

Tại mỗi chi nhánh cấp huyện đều có phòng kiểm tra, KSNB thực hiện các chương trình công tác theo sự điều hành chuyên môn trực tiếp từ Ban Kiểm tra, KSNB tại Trung tâm điều hành. Phòng Kiểm tra, KSNB tại chi nhánh có chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng, xây dựng chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra theo yêu cầu từng thời kỳ, đảm bảo hạn chế và phòng ngừa rủi ro ở mức được chấp nhận.

Bảng 3.5: Các tầng bảo vệ trước nợ xấu

(Nguồn: Agribank Hội sở tỉnh Thái Nguyên)

Mô hình tổ chức quản lý nợ xấu của Agribank Thái Nguyên được xây dựng theo mô hình quản lý có sự phân quyền. Với mô hình quản lý phân quyền như vậy, các chi nhánh ở cấp huyện phải tự chịu trách nhiệm về quản

lý danh mục cho vay cũng như những rủi ro trong HĐTD trong các giới hạn hướng dẫn của Agribank Thái Nguyên. Chi nhánh cấp huyện không có bộ phận quản lý nợ xấu riêng, CBTD đã đảm nhận các công việc cho vay đối với KH.

Hình 3.3: Mô hình quản lý nợ xấu tại Agribank Việt Nam phân cấp tại huyện/quận

(Nguồn: Agribank Hội sở tỉnh Thái Nguyên)

Mô hình bao gồm ba nhóm chính trực tiếp tham gia vào qui trình quản lý tín dụng, trong đó:

+ Tổng giám đốc (Giám đốc chi nhánh): Sẽ phối hợp với các ban tín dụng hoạch định chiến lược quản lýnợ xấu, quyết định trong việc ban hành các chính sách, qui trình tín dụng, đưa ra các phán quyết tín dụng.

+ Các phòng, ban nghiệp vụ tín dụng: Trực tiếp quản lý HĐTD, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến thủ tục cho vay; xây dựng và thực hiện chiến lược KH; tổ chức quản lý, phân loại KH; Phân tích kinh tế của KH. Bên cạnh đó,ban tín dụng thực hiện kiểm tra, phân tích HĐTD, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

tra, kiểm toán nội bộ, hoạt động độc lập với các phòng, ban nghiệp vụ tín dụng nhằm đảm bảo việc thực hiện quản lý nợ xấu một cách khách quan, có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản lý nợ xấu, kiểm soát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống của Agribank Việt Nam và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro tại ngân hàng:

- Là đầu mối thông tin phòng ngừa rủi ro trong toàn hệ thống Ngân hàng TCTD nhằm thu nhận lưu trữ, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin; đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 81)