5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Thiết lập quy trình xử lýnợ xấu tại chi nhánh
- Khi xảy ra nợ xấu, Agribank chi nhánh huyện phải đưa ra các quyết sách nhanh chóng, và kịp thời nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa tổn thất có thể có cho chi nhánh. Do đó, cải thiện quy trình tín dụng phải được thực thi tại chi nhánh:
hiện tại của KH, các thông tin về lịch sử của các khoản tín dụng, tình hình vay trả nợ gần nhất và các nội dung khác liên quan đến hồ sơ tín dụng. CBTD rà soát hồ sơ tín dụng đảm bảo tính hợp lệ về mặt pháp lý, tính đầy đủ, trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ, chi nhánh cần bổ sung đầy đủ. Rà soát, xem xét hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay của KH để đảm bảo hồ sơ phải đầy đủ, có hiệu lực pháp lý và không vi phạm tiêu chuẩn bảo đảm nào, đồng thời định giá lại toàn bộ tài sản đảm bảo để nắm được giá trị hiện tại của tài sản, xem xét các cơ hội bổ sung tài sản đảm bảo. CBTD còn cần phải nắm vững các khoản công nợ của KH ngoài các nghĩa vụ tài chính với KH.
Sau khi xem xét, nắm bắt đầy đủ thông tin trên, CBTD đánh giá nhận định được nguyên nhân cơ bản của nợ xấu tiềm ẩn đối với khoản vay, đánh giá phương án kinh doanh của KH hiện tại ở giai đoạn nào và hiểu rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh của KH, vị trí của KH trên thị trường xem xét những ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đối với ngành nghề kinh doanh của KH, thực trạng quản trị nội bộ của KH, tài sản đảm bảo có được thế chấp trong nghĩa vụ tài chính khác không. Trên cơ sở đánh giá và nắm bắt tình hình của KH, CBTD đánh giá được khả năng thu hồi nợ và phương án khắc phục sơ bộ. Sau khi gặp gỡ và làm việc trực tiếp với KH, CBTD xác định được trách nhiệm và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của KH qua đó lập và đề xuất phương án xử lý thích hợp.
- Thực hiện kiểm soát nợ xấu phải được thực hiện trên hai phương diện: kiểm soát từng khoản vay và giám sát danh mục tín dụng. Sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để đánh giá tình trạng của KH vay (công cụ kiểm soát tín dụng), do đó hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần được so sánh giữa các kỳ để theo dõi, phát hiện được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu của khoản tín dụng, tình trạng KH. Việc kiểm soát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua: Kiểm soát tổng thể danh mục tín dụng để đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng theo đúng chiến lược của NH.
- Hoàn thiện các khâu nhận diện, đánh giá, phân loại nợ xấu: Nội dung quan trọng trong việc quản lý nợ quá hạn đó chính là việc nhận diện, đánh giá và phân loại nợ. NH thương mại từ đó mới có thể thực hiện việc phòng ngừa, hạn chế các khoản nợ quá hạn phát sinh, có phương án xử lý nợ quá hạn phù hợp.
Chi nhánh phân cấp hệ thống xếp hạng tín dụng KH để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của từng KH. Mô hình lượng hóa phải lượng hoá các tiêu chí để đánh giá khả năng KH không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết và tổn thất khi KH không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Từ đó mỗi mức xếp hạng rủi ro phải phản ánh một mức độ rủi ro cụ thể của KH hoặc khoản cấp tín dụng. Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng để quyết định lãi suất tín dụng, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm của từng khoản cấp tín dụng cho KH. Chi nhánh sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khi đánh giá lần đầu, đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất mức độ rủi ro của KH hoặc một khoản tín dụng.
- Tùy từng trường hợp mà chi nhánh có thể đề xuất phương án xử lý các khoản nợ quá hạn như sau:
+ Hỗ trợ KH tiếp tục kinh doanh: cơ cấu nợ (điều chỉnh hoặc gia hạn nợ), cho vay thêm, giảm hoặc miễn lãi...
Tùy theo nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn và khả năng khôi phục của từng KH để áp dụng biện pháp cơ cấu nợ phù hợp. Có thể cho gia hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc và/ hoặc lãi, gia hạn nợ kết hợp với điều chỉnh kỳ hạn nợ. Trường hợp cần thiết và có đủ cơ sở có thể vừa cơ cấu lại nợ, vừa cho vay bổ sung để KH hoàn thiện dự án, sớm đưa dự án vào vận hành để tạo thêm nguồn trả nợ.
Một số vấn đềAgribank chi nhánh huyện phải hết sức quan tâm thực hiện đó là thường xuyên theo dõi việc tổ chức sản xuất kinh doanh và thực hiện các cam kết của KH với NH khi đề xuất cơ cấu nợ. Yêu cầu NH tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận, đôn đốc KH thực hiện kế hoạch trả nợ theo cam kết, động
viện KH trả nợ vượt kế hoạch khi có điều kiện. Giải pháp này phải được thực hiện trên tinh thần hợp tác, thiện chí của KH nhằm nỗ lực tạo điều kiện cho KH có thời gian cải thiện hoạt động kinh doanh để có nguồn trả nợ NH chứ không chỉ đơn thuần là biện pháp để trì hoãn nợ xấu phát sinh tạm thời của NH. Do đó cần đặc biệt tập trung theo dõi, kiểm tra tình hình HĐSXKD của KH sau khi cơ cấu nợ để kịp thời có những giải pháp hiệu quả thu hồi nợ.
Trên cơ sở tình hình cụ thể của KH mà NH ra quyết định tiến hành phương án xử lý, đồng thời tiến hành xử lý nợ bằng DPRR đã trích lập.
+ Phát mại tài sản đảm bảo, đòi nợ người bảo lãnh:
Khi KH không thể tạo được nguồn thu từ HĐSXKD và các nguồn thu khác để trả nợ, không có đủ điều kiện để được xem xét cho cơ cấu lại nợ thì việc xử lý TSĐB tiền vay để thu nợ là biện pháp cần thiết. Quá trình thực hiện cần phân tích cho KH, người bảo đảm nhận thức đúng tình trạng của mình và biện pháp cần thiết tạo nguồn thu trả nợ NH để người vay, người bảo đảm đồng thuận cùng phối hợp thực hiện.
Chi nhánh ưu tiên cho người vay, người bảo đảm tự bán tài sản dưới sự kiểm soát của NH về giá bán và phương thức thanh toán.Thực hiện biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho KH bán tài sản được giá hơn, tránh bị ép giá từ phía người mua, việc thực hiện các thủ tục pháp lý trong chuyển nhượng tài sản sẽ thuận tiện hơn.
Tiếp đến là chi nhánh phối hợp với KH, người bảo đảm cùng bán tài sản. Trên cơ sở giá bán tài sản do hai bên cùng xác định, NH và KH cùng tìm và giới thiệu người mua tài sản. Các thủ tục pháp lý trong việc chuyển nhượng tài sản có thể do KH cùng người mua thực hiện, hoặc do NH cùng người mua thực hiện.
Chi nhánh có thể nhận chính TSĐB để khấu trừ khoản nợ. Việc định giá tài sản có thể được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa chi nhánh với KH hoặc thuê cơ quan định giá theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng là biện pháp thuê cơ quan bán đấu giá tài sản thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
+ Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ (khởi kiện ra tòa)
Cử các CBTD rà soát lại những món nợ quá hạn (nhóm 3,4,5), lập danh sách những KH cố tình chây ỳ không trả nợ và đưa vào danh sách khởi kiện. Nhắc nhở khách hàng bằng văn bản ít nhất hai lần trước khi tiến hành lập hồ sơ khởi như ra biên bản hoặc thông báo trả nợ. Nếu khách hàng không gặp các CBTD thì chi nhánh phải tiến hành lập hồ sơ khởi kiện: lập hồ sơ món xác nhận tình trạng món vay, xem lại các cam kết trả nợ của KH,…ngân gàng sẽ tiến hành soạn thảo văn bản khởi kiện, và thông báo lần cuối cho KH.
+ Bán các khoản nợ:
Việc mua bán nợ xấu sẽ giúp chi nhánh tập trung cho công việc kinh doanh mới của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không chịu ảnh hưởng từ việc giải quyết nợ tồn đọng với KH. Chi nhánh có thể sử dụng các công ty tài chính bên ngoài mua nợ.
Để thực hiện tốt biện pháp này (giải phóng được nợ, thu hồi nguồn vốn ở mức tối đa), ngoài điều kiện khách quan là thị trường mua bán nợ xấu phải phát triển thì bản thân chi nhánh cũng phải hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ của các khoản nợ đặc biệt là các giấy tờ của tài sản đảm bảo nợ vay, thực hiện các bước chuyển giao tài sản cần thiết (nếu có), để biến khoản nợ thực sự trở thành hàng hóa có tính thị trường.
- Chuyển nợ thành vốn góp:
Chi nhánh có thể chuyển các khoản nợ của KH thành vốn góp của chi nhánh vào các doanh nghiệp mà chi nhánh đang cho vay vốn khi KH gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán khoản nợ, với giải pháp chuyển nợ thành vốn góp thì cũng giúp chi nhánh giảm được tỷ lệ nợ quá hạn.