Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lýnợ xấu của NH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lýnợ xấu của NH

Sử dụng các biện pháp khai thác nợ trên cơ sở đánh giá đầy đủ khả năng trả nợ của KH

Cơ cấu lại nợ: chỉ áp dụng đối với các KH khó khăn trả nợ do các nguyên nhân do khách quan, việc cơ cấu lại có thể giúp cho KH điều chỉnh dòng tiền, từ đó thu xếp hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho NH. Đòi hỏi Agribank Thái Nguyên phải xác định chính xác các nguyên nhân khách quan làm cho khách hàng vướng mắc, khó khăn trong thanh toán nợ, từ đó đề xuất phương án để cơ cấu lại nợ, nhưng lưu ý tránh nhầm lẫn, sai sót dẫn đến rủi ro nối tiếp rủi ro, nợ xấu nối tiếp nợ xấu cho NH. Luôn luôn tăng cường các biện pháp tư vấn để hỗ trợ KH giải quyết những vấn đề khó khăn trong quản lý tài chính giúp KH vượt qua các trở ngại, hoạt động ổn định, tạo nguồn thu để trả nợ. Đối với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn, nếu rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan như thiên tại, lũ lụt, hạn hán… Nên xem xét miễn/giảm lãi vay ở mức độ hợp lý để tạo động lực KH hoàn trả nợ theo điều kiện đã được điều chỉnh.

Rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, đánh giá khách quan, đầy đủ, chính

xác rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng, các nguồn thu nợ: Với khối lượng

dư nợ lớn, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cho nên việc rà soát lại toàn bộ các khoản nợ trong toàn hệ thống nhằm đánh giá lại một cách chính xác, khách quan về khả năng trả nợ của khách hàng, những rủi ro mà khoản nợ mang lại cho Agribank Thái Nguyên là rất cần thiết. Giải pháp này đòi hỏi sự quyết tâm của toàn ngân hàng, hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể có thể áp dụng cho các chi nhánh, phòng giao dịch với quy mô, đặc điểm khác nhau, sự tập trung tâm sức của cán bộ và các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp lãnh đạo.

Triệt để thực hiện các phương án xử lý dứt điểm nợ không có khả năng

thu hồi. CBTD phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với các khoản nợ

có TSBĐ, phối hợp với KH, chính quyền địa phương để hoàn thiện các thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu TSĐB tiến hành xử lý. Đối với món nợ không

thể thu hồi, khả năng thu hồi thấp thậm chí không có cần tiến hành xử lý bằng DPRR, theo dõi các khoản đã được XLRR để giảm thiểu mức thấp nhất cho tín dụng chi nhánh. Tiếp tục thực hiện bán nợ trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan. Ưu tiên bán theo nguyên tắc thị trường và xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh.

Áp dụng qui trình chặt chẽ trong xử lý nợ xấu. Agribank Thái Nguyên

cần phải xác định xử lý nợ xấu phải là một quá trình lâu dài và phải nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của tất cả các cấp, các ngành và các cấp chính quyền thì mới giải quyết được. Nợ xấu không phải là một vấn đề lịch sử mà còn là vấn đề gắn với đặc thù riêng của mối quan hệ ngân hàng - khách hàng. Chính vì vậy, việc xử lý nợ xấu không thể tiến hành theo kiểu chiến dịch, mà phải tuân thủ theo một qui trình chặt chẽ. (i) Tuân thủ nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng do Basel đưa ra là phải công khai hóa rủi ro. (ii) Trình phương án xử lý nợ xấu riêng trên cơ sở đặc điểm kinh doanh và đối tượng khách hàng của mình. (iii) Trình phương án xử lý nợ xấu đối với NHNN, trên cơ sở đó NHNN sẽ đưa ra kịch bản xử lý nợ xấu Kịch bản này phải chỉ ra được phí tổn xử lý thế nào, chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản thế nào và công cụ gì được sử dụng: Thị trường mở? dự trữ bắt buộc? tái cấp vốn… Chính sách tài khóa phải tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu ra sao?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)