Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Yếu tố khách quan

a. Môi trường kinh tế:

Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi mới nhiều tích cực, sự thu hút các doanh nghiệp FDI tăng làm cho thu nhập của người dân tăng, tuy nhiên so giai đoạn 2015-2018 tốc độ giảm nhưng do vơi với các tỉnh trung du và miền núi tỉnh có tốc độ phát triển tốt, năm 2015 chỉ đạt 10% nhưng đến năm 2016 đạt 15,2 %, năm 2017 đạt 12,6% và năm 2018 đạt 10,2%.

ĐVT: %

Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015-2018 10 15.2 12.6 10.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Với bối cảnh kinh tế thay đổi liên tục và hội nhập sâu rộng đòi hỏi bản thân mỗi cán bộ làm tín dụng phân tích kỹ tình hình kinh tế của khách hàng có nhu cầu tín dụng tại chi nhánh, công tác quản lý nợ xấu cần được nhận diện, có kế hoạch về phòng ngừa rủi ro, phân tích khách hàng, đặc điểm khách hàng trước khi vay vốn. Đặc thù của Agribank Việt Nam là phục vụ khách hàng “tam nông” là chủ yếu, cho nên đảm bảo chắc chắn tính mùa vụ của ngành nông nghiệp mà có phương án quản lý nợ xấu hiệu quả, bên cạnh đó kinh tế có tốc độ giảm, quay vòng trả nợ của khách hàng kéo dài. Đây là nhân tố có tác động tiêu cực đến quản lý nợ xấu ở chi nhánh các huyện.

b. Môi trường pháp lý:

Chính sách quản lý nợ xấu được Ngân hàng nhà nước ban hành có tính thời điểm, cụ thể:

- Giai đoạn 2006-2009: Giai đoạn này, “Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không có văn bản về nợ xấu cũng như quản lý nợ xấu (QLNX) một cách cụ thể. Việc phân loại nhóm nợ vẫn chủ yếu theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng (RRTD) trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), vốn đã quá lỗi thời và bộc lộ nhiều hạn chế. Điểm sáng trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, làm cơ sở cho việc xử lý các tài sản bảo đảm của người vay vốn. Tuy nhiên, văn bản này vẫn chưa đủ mạnh để các ngân hàng thực hiện xử lý các khoản nợ xấu phát sinh” (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam).

- Giai đoạn 2010-2015: “Giai đoạn này có hai văn bản luật ra đời đó là Luật TCTD và Luật NHNN. Bắt đầu từ giai đoạn này, các văn bản liên quan đến QLNX cũng được ban hành nhiều hơn, cụ thể như: Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ

cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Quyết định số 843/QĐ- TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam - VAMC"... Trong giai đoạn này, NHNN cũng ban hành hàng loạt thông tư hướng dẫn triển khai chi tiết các văn bản từ Quốc hội và Chính phủ, nhằm kiểm soát chặt tình hình nợ xấu trong hệ thống. (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam).

- Giai đoạn 2016 đến nay: Trong giai đoạn này bên cạnh việc tái cấu trúc các TCTD thì việc xử lý nợ xấu được đặt lên cao nhất khi hàng loạt văn bản có cụm từ “xử lý nợ xấu” được Quốc hội ban hành. “Tiêu biểu là Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thúc đẩy xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu để các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế...” (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam).

Như vậy chính sách quản lý nợ xấu ra đời theo giai đoạn, phù hợp với chính sách điều hành của Hội sở. Đây là nhân tố tích cực đem lại những căn cứ bản lề để Agribank các huyện trên địa bàn Thái Nguyên có thể xác lập kim chỉ nam hành động.

c. Khách hàng vay:

Quy mô khách hàng vay vốn tại một địa bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, các chỉ tiêu huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng,…Khách hàng nợ xấu là nhóm khách hàng thuộc nhóm nợ 3,4,5, không thể trả nợ cho ngân hàng khi sử dụng vốn, tỷ lệ khách hàng nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.17: Quy mô khách hàng nợ xấu tại các ngân hàng chi nhánh huyện thuộc Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018

Tiêu chí ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng quy mô khách hàng Lượt 98.467 103.045 137.086 156.764 Khách hàng nợ xấu Lượt 3.492 3.461 3.243 3.386 Tỷ lệ khách hàng nợ xấu % 3,54 3,35 2,36 2,16

(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng tín dụng chi nhánh các huyện)

Quy mô khách hàng nợ xấu không ổn định, mặc dù số lượt khách hàng vay tại chi nhánh các huyện tăng, năm 2015 chỉ đạt 98.467 lượt, khách hàng nợ xấu có 3.492 lượt, chiếm 3,54%; năm 2016 có 103.045 lượt, khách hàng nợ xấu 3.461 lượt, chiếm 3,35%; năm 2017 có 137.086 lượt, khách hàng nợ xấu 3.243 lượt, chiếm 2,36%; năm 2018 có 156.764 lượt, khách hàng nợ xấu 3.386 lượt, chiếm 2,16%. Tỷ lệ khách hàng nợ xấu tuy giảm nhưng thực tại vẫn còn điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh caascp huyện, Ngân hàng phải có kế hoạch thu hồi nợ, xử lý nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 94)