Kinh nghiệm thực tiễn về quản lýnợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lýnợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện

huyện của Agribank Phú Thọ

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống, hoạt động cho vay hộ sản xuất và cá nhân của Agribank trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng “tam nông”. Thời gian qua, NHNo&PTNT chi nhánh Phú Thọ II (Agribank Phú Thọ II) luôn ưu tiên nguồn vốn triển khai có hiệu quả nhiều chương trình tín dụng trọng điểm và các chương trình tín dụng chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại địa bàn.

Năm 2018, Agribank Phú Thọ II có quy mô tổng nguồn vốn huy động đạt 6.749 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn huy động được sử dụng tại địa phương đạt 6.694 tỷ đồng, tăng 16,9% so đầu năm và đạt 101,9% KH Agribank giao; thị phần của Chi nhánh chiếm 14,1%, tăng 2% so đầu năm. Công tác giải ngân, cung ứng vốn cho nền kinh tế cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Kết thúc năm 2018, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 5.927 tỷ đồng, tăng 704 tỷ đồng so với đầu năm (tăng 13,5%) và đạt 101,9% KH Agribank giao. Đáng chú ý, trong tổng số gần 6.000 tỷ đồng cung ứng cho nền kinh tế thì dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 5.313 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,64%/tổng dư nợ của NH.

Để đạt được kết quả như trên, Agribank tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các chi nhánh cấp huyện trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa

phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, các tổ vay vốn trong việc nắm bắt, tập hợp nhu cầu vay vốn, tăng cường thu hồi nợ, lãi tồn đọng, nợ đã XLRR và xử lý TSĐB. Hiện ở các địa phương đang duy trì, củng cố 277 ban chỉ đạo vay vốn tại các xã, phường, thị trấn, 2.730 tổ dịch vụ bán phần tại các thôn, xóm.

Agribank các chi nhánh cấp huyện đã từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động NH; đồng thời tăng cường phổ biến, hướng dẫn kỹ năng quản lý vốn vay, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất, giúp KH sử dụng khoản tiền vay có hiệu quả gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Agribank trên địa bàn các huyện.

Thứ ba, thực hiện phòng ngừa, hạn chế nợ xấu, Agribank cấp huyện được

chi nhánh tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm quy trình, tần suất kiểm tra sau cho vay; nâng cao chất lượng thẩm định và vai trò, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát khoản vay để kịp thời chỉnh sửa những sai sót trước khi giải ngân, phát hiện sớm dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro.

Thứ tư, tuyệt đối không thực hiện phương thức cấp tín dụng cho lĩnh vực,

ngành nghề kinh doanh chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro; tăng cường quản lý đối với hình thức cho vay thấu chi, cho vay không có TSĐB; hạn chế nhận TSĐB hình thành trong tương lai, TSĐB của bên thứ ba, TSĐB khó quản lý, nhanh giảm sút giá trị...

Thứ năm, tuyệt đối không áp dụng phương án cho vay theo hạn mức tín

dụng vốn lưu động đối với KH có quan hệ tín dụng không tốt trong quá khứ, nợ và chây ỳ nhiều lần, hoặc thời gian chu kỳ luôn chuyển vốn kéo dài. Hạn chế cho vay các KH cùng lúc có quan hệ với nhiều NH và TCTD.

Thứ sáu, thực hiện biện pháp marketing-mix theo hướng thân thiện dựa

trên ứng dụng CNTT hiện đại. Các sản phẩm được chuẩn hóa với chính sách giá đồng bộ và hài hòa với lợi ích của KH. Đặc biệt là quá trình tiếp cận với nông thôn, tiếp cận với người dân ở vùng sâu vùng xa.

Thứ bẩy, nâng cao sự hài lòng của KH, nâng cao chất lượng giúp đỡ được

người dân nông thôn nghèo, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế cho nông thôn. Có sự đầu tư hình ảnh ngân hàng như thương hiệu, chất lượng đội ngũ CBTD trong thu hút khách hàng.

1.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện của Agribank Lạng Sơn huyện của Agribank Lạng Sơn

Trong suốt chiều dài lịch sử, Agribank Chi nhánh Lạng Sơn đã triển khai nhiều hình thức tín dụng, giúp nhân dân có thêm nguồn vốn đầu tư PTSX, kinh doanh có hiệu quả, trở thành điểm tựa vốn vững chắc cho người dân vùng biên giới phía Bắc của tổ quốc.

Agribank chi nhánh Lạng Sơn gồm 1 hội sở, 12 chi nhánh loại II, 2 PGD trực thuộc với tổng số cán bộ định biên toàn chi nhánh là 365 CBNV.Trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ, Agribank Lạng Sơn cũng phải tìm nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, hỗ trợ đồng vốn kịp thời đến KH trong bối cảnh toàn tỉnh có tới trên 200 xã, phường và thị trấn, phân bố dân cư thưa, đường giao thông đi lại khó khăn làm gia tăng chi phí sản xuất, cơ sở hạ tầng còn những bất cập, nhất là các công trình GTNT. Các DN trên địa bàn hầu hết có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hiệu quả kinh doanh còn thấp, đối tượng đầu tư tín dụng chưa đa dạng, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chưa hình thành được các vùng chuyên canh tập trung..., Agribank Lạng Sơn trong những năm qua đã có tốc độ phát triển khá cao, ổn định về nguồn vốn, dư nợ, phát triển các sản phẩm dịch vụ...Tính đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 8.105 tỷ đồng. Thị phần nguồn vốn huy động của chi nhánh chiếm 35 % tống nguồn vốn các NHTM trên địa bàn. Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 6.808 tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng tốt ở tất cả các chi nhánh loại II, PGD với thị phần chiếm 31% tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn.(Hoàng Lê, 2018)

Ở Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,32%/tổng dư nợ (giảm từ 11% quý I năm 2014 xuống 0,32% cuối năm 2016); thu dịch vụ đạt 47,2 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2015; các SPDV của chi nhánh triển khai đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả góp phần nâng cao uy tín cũng như vị thế của Agribank trên địa bàn. Quỹ thu nhập đạt được theo kế hoạch; đời sống CBNV được đảm bảo. Tại các xã, thôn, bản, NH đều có sổ đăng ký vay vốn để người dân có nhu cầu

vay đăng ký. Dựa trên cuốn sổ này, tổ trưởng các tổ vay vốn thẩm định nhu cầu vay rồi CBTD của NH trực tiếp kiểm tra, thẩm định nhu cầu, mục đích vay. KH nào đạt yêu cầu sẽ được NH thu xếp giải ngân nhanh chóng. NH luôn xác định trong điều hành HĐKD thì nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trường truyền thống và ưu tiên hàng đầu. Để chuyển tải nguồn vốn xuống với người nông dân, chi nhánh đã áp dụng triển khai vay vốn thông qua Tổ vay vốn (Tổ này là từ các Tổ chức chính trị xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên). Thực hiện quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Agribank tỉnh Lạng Sơn đã quán triệt thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, Agribank Chi nhánh Lạng Sơn còn triển khai điểm giao dịch

lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng xuống các huyện vùng sâu, vùng xa như huyện Hữu Lũng nhằm mở rộng hoạt động của NH, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được nguồn vốn tại chỗ một cách nhanh chóng nhất.

Thứ hai, không chỉ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank Chi nhánh Lạng Sơn còn thực hiện chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn các huyện có chi nhánh Agribank. Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và cũng giúp cho các chi nhánh cấp huyện dễ dàng quản lý đối tượng nợ xấu tại địa bàn của chi nhánh.

Thứ ba, trong những năm qua, Agribank Lạng Sơn đã chỉ đạo các chi

nhánh cấp huyện cần tăng cường mối quan hệ hợp tác với chính quyền địa phương, với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn các chi nhánh quản lý.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên

- Quản lý nợ xấu của NH cần đảm bảo việc thực hiện chiến lược là cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý tín dụng đối với khoản tín dụng mang tính chất

tập trung. Ban hành và sớm có biện pháp nhận diện sớm các dấu hiệu có nguy cơ nợ xấu, có cơ chế giám sát, phòng ngừa nợ xấu và có các biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh trong hoạt động tín dụng.

- Thực hiện chấm điểm KH theo từng đặc điểm địa bàn các huyện, nhưng quan trọng hơn cả là tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ việc phân loại tín dụng theo thông lệ quốc tế hướng tới phương pháp định lượng trong xác định các khoản nợ xấu, nâng cao khả năng QLNX, tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu một cách hiệu quả, ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai tại chi nhánh các huyện.

- Agribank cần có biện pháp xây dựng cơ chế quản lý nợ xấu, coi đó là quy định hạn mức tín dụng đối với từng loại tín dụng và các lĩnh vực khác nhau, không ngừng nỗ lực cố gắng đa dạng hóa danh mục tín dụng để phân tán rủi ro, tránh rủi ro đến từ các lĩnh vực có mức rủi ro cao, vượt quá khả năng chịu rủi ro của NH.

- Phải phân tích KH và phân tích nợ xấu nhằm đưa ra chính sách cải thiện nợ xấu cho chi nhánh (khởi kiện, xóa nợ, khoanh nợ,…)

- Cần phải xây dựng cơ chế các cơ quan QLNN cấp huyện phối hợp giữa NH cấp huyện trong công tác xử lý nợ xấu, hoặc diễn biến bất thường của quản lý nợ xấu.

- Không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng, nghiệp vụ chuyên môn của CBTD, nhất là chú trọng nghiệp vụ trong khâu đầu tiên của quy trình cấp tín dụng là thẩm định hồ sơ, gắn với đó là các điều kiện cam kết trả nợ, tư vấn món vay, khoản vay phù hợp với năng lực trả nợ cho từng nhóm khách hàng của chi nhánh gắn với điều kiện KT-XH của huyện.

- Tuyên truyền, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của Agribank, nâng cao sự hài lòng của KH bằng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có đạo đức, tác phong, nhiệt tình, có thái độ lịch sự, trân trọng KH.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM là gì?

- Thực trạng quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2018 diễn ra như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên:

- Những giải pháp nào được thực hiện nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

a.Thông tin thứ cấp:

Các số liệu được thu thập qua việc thống kê, nghiên cứu các loại văn bản quy định của nhà nước, chính phủ, cơ quan tài chính, ngân hàng nhà nước; Các công trình nghiên cứu đã được công bố về nợ xấu và quản lý nợ xấu; các tài liệu, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán của các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018; các luật, văn bản, định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển của NH; các giáo trình, tài liệu, thông tin website có liên quan đến quản lý nợ xấu tại NH.

b. Thông tin sơ cấp:

Các số liệu thu thập bằng phương pháp điều tra qua bảng hỏi; phỏng vấn sâu các chuyên gia (các nhà khoa học lĩnh vực tài chính NH; Ban lãnh đạo NH). Cuộc khảo sát sẽ sử dụng bảng hỏi cấu trúc/bán cấu trúc để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp.

* Đối tượng điều tra: là cán bộ làm công tác quản lý tại các chi nhánh

* Quy mô mẫu:

Theo công thức tính Quy mô mẫu:

Theo Slovin (1984 - trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010) cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

N n =

(1+N.e2)

Trong đó: N: Số quan sát tổng thế; e: sai số cho phép (thường là 95%) Hiện nay Chi nhánh đang có hơn 140 cán bộ, người lao động được phân công nhận nhiệm vụ tham gia quản lý nợ xấu. Vì vậy nghiên cứu sẽ thực hiện phỏng vấn đối với 103 cán bộ, người lao động của các Chi nhánh.

Bên cạnh đó, hiện nay các chi nhánh cấp huyện của Agribank tỉnh Thái Nguyên trong năm 2018, hiện nay có khoảng gần hơn 400 đối tượng nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện. Vì vậy để thực hiện nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn 200 đối tượng nợ xấu đang được các chi nhánh cấp huyện của Agribank quản lý.

Vậy theo công thức trên cỡ mẫu dành cho nghiên cứu như sau:

Loại mẫu Quy mô

Cán bộ, nhân viên, người lao động 103

Đối tượng nợ xấu 200

Tổng 303

* Thời gian, địa điểm khảo sát

- Thời gian: tiến hành khảo sát tháng 3,4/2019

- Địa điểm: các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên

* Nội dung bảng hỏi

Phần 1: Các thông tin cá nhân của cán bộ tham gia quản lý nợ xấu (họ và tên, tuổi, vị trí công tác, kinh nghiệm,…)

cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên. Trong phiếu hỏi áp dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi mức độ theo thang đo Likert từ 1-5 bao gồm: 1- Kém; 2 – Yếu; 3 – Trung bình; 4 – Khá; 5 – Tốt.

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 2.1: Thang đo Likert

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin sơ cấp và thứ cấp sau khi thu thập tác giả tiến hành tổng hợp trên phần mềm Microsoft Excel để phân tích và xử lý thông tin theo vấn đề đã nêu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thu thập các thông tin, dữ liệu từ các báo cáo, tài liệu của NH, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, như báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet và tổng hợp dựa trên các phương pháp tổng hợp như phân tổ thống kê, đồ thị thống kê, bảng thống kê.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

k i i i n X K X n   X

a. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh nhằm rút ra các kết luận về hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu của các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018, tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của hiệu số phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Mục đích là để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo bằng tỷ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

b. Phương pháp thống kê mô tả:

Tiến hành thu thập, phân tích và trình bày các thông tin dữ liệu bằng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 37)