Cơ cấu nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Cơ cấu nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank tỉnh Thá

Nguyên

 Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Trong hơn 2 năm qua, Agribank xác định việc quản lý nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu. Quốc hội công bố “Nghị quyết 42/2017/QH14”, Thống đốc NHNN đã ban hành “Chỉ thị số 06/CT-NHNN và Kế hoạch hành động của toàn ngành về XLNX” để triển khai Nghị quyết này. Nhận thấy sự khẩn trương, cấp bách của vấn đề Agribank đã đưa ra các Chương trình hành động với những giải pháp rất quyết liệt, cụ thể đồng thời tổ chức Hội nghị toàn chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để quán triệt nội dung chỉ đạo, cũng như triển khai thực hiện những cơ chế để xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện phân loại nợ theo nhóm tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018

ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 8.504 9.447 10.143 11.430 111,09% 107,37% 112,69% Nợ nhóm 1 8.485,11 9.427,75 10.124,13 11.409,77 111,11% 107,39% 112,70% Nợ nhóm 2 0 0 0 0 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 18,89 19,25 18,87 20,23 101,91% 98,03% 107,21% Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 1 99,78% 99,80% 99,81% 99,82% Nợ nhóm 2 0 0 0 0 Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 0,22% 0,20% 0,19% 0,18%

(Nguồn: Phòng Kế toán chi nhánh các huyện và tính toán của tác giả)

chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nợ đủ tiêu chuẩn, năm 2015 chiếm 99,78%, năm 2016 chiếm 99,8%, năm 2017 chiếm 99,81% và năm 2018 chiếm 99,82% trong tổng dư nợ. Như vậy, có thể thấy, nợ của KH được kiểm soát và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NH đúng hạn. Bảng số liệu trên cho thấy tại các huyện và hội sở không có hiện tượng nợ nhóm 2.

Theo nghị quyết 42 phương pháp tính nợ xấu định lượng, quy mô dư nợ có xu hướng giảm dần nên tỷ trọng các khoản nợ xấu (nhóm 3,4,5) giảm dần (chiếm xấp xỉ 0,2%), năm 2016 chiếm 0,2%, năm 2017 chiếm 0,19% và năm 2018 chiếm 0.18%%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu của Agribank tỉnh Thái Nguyên đã giảm, tuy nhiên chưa phải là dấu hiệu bền vững. Mặc dù tỷ lệ đã giảm tuy nhiên số tuyệt đối về nợ xấu (nhóm 3,4,5) vẫn còn cao và tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân, trong giai đoạn 2015-2018, sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn còn khó khăn do thiên tai, dịch bệnh kéo dài, làm cho các hộ, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp còn chưa đảm bảo theo mục tiêu hoạt động tam nông của NH nên tuy có giảm về tỷ trọng về nợ xấu nhưng số tuyệt đối về nợ xấu vẫn gia tăng nhưng với tốc độ chậm. Do đó, công tác quản lý nợ xấu từ các NH chi nhánh cấp huyện quan trọng hơn bao giờ hết.

 Cơ cấu nợ xấu theo địa bàn

Dựa vào nội dung bảng phân loại nợ trên địa bàn (Bảng 3.3), có thể thấy thành phố Thái Nguyên có dư nợ lớn nhất qua các năm. Tuy nhiên, chi nhánh Thành phố đã có những biện pháp khắc phục đối với tình trạng dư nợ diễn ra trên địa bàn thành phố, tuy nhiên con số tuyệt đối vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác. Năm 2015, dư nợ là 1.615,76 tỷ đồng, chiếm 19% trong tổng số dư nợ. Năm 2018, mặc dù tỷ trọng trong dự nợ giảm so với 2017 về tỷ trong dư nợ tuy nhiên số tuyệt đối của 2018 (2.366 tỷ đồng) vẫn cao hơn so với năm 2017 (2.272 tỷ đồng).

gian nghiên cứu, tuy nhiên vẫn là một trong các đơn vị có tỷ lệ dư nợ lớn trên địa bàn nghiên cứu. Năm 2015, dư nợ của đơn vị này là 1.292 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2018 chỉ còn 1.040 tỷ đồng tăng nhẹ so với 2017 chỉ là 1034 tỷ đồng.

Thành phố Sông Công, tỷ lệ dư nợ có chiều hướng gia tăng mặc dù tỷ trọng trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng giảm. Năm 2015, dư nợ là 595,76 tỷ đồng chiếm 7% dư nợ toàn tỉnh, tuy nhiên năm 2016 và 2017, tỷ trọng dư nợ và quy mô dư nợ đã giảm đi rõ rệt. Nhưng đến năm 2018, tỷ lệ dư nợ gia tăng do nhiều đơn vị trên địa bàn gặp khó khăn trong việc kinh doanh dẫn đến nợ xấu gia tăng.

Thị xã Phổ Yên, tỷ trọng dư nợ khá ổn định trong giai đoạn vừa qua, kiểm soát khá tốt việc nợ xấu, tuy nhiên số tuyệt đối về dư nợ vẫn gia tăng. Một phần do người dân ở đây đang bắt đầu chịu hệ lụy từ mất đất nông nghiệp canh tác do công nghiệp hóa. dư nợ năm 2015 là 552 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2018 con số này đã là 822 tỷ đồng.

Huyện Đại Từ, tỷ trọng dư nợ của huyện Đại Từ tăng khá nhanh trong giai đoạn vừa qua, luôn chiếm bình quân khoảng 10% trong tổng dư nợ của cả tỉnh. Năm 2015, dư nợ chỉ là 799 tỷ đồng, tuy nhiên con số dư nợ năm 2017 và 2018 đã tăng cao lần lượt là 1.156 tỷ đồng và 1.234 tỷ đồng. Cho thấy việc kiểm soát dư nợ trên địa bàn chưa thực sự hiệu quả.

Huyện Định Hóa, tỷ trọng dư nợ trên đại bàn có xu hướng giảm tuy nhiên số tuyệt đối về dư nợ trên địa bàn vẫn còn rất cao. Năm 2015, tỷ trọng dư nợ chiếm 13,3% so với toàn tỉnh, con số về tỷ trọng dư nợ còn tăng lên 14,2% năm 2016, đạt ngưỡng 1.341 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo đã kịp thời chỉ đạo và đưa ra những biện pháp quản lý dư nợ kịp thời và giảm con số dư nợ chỉ còn 12% và 101% trong 2017 và 2018, tương đương dư nợ chỉ còn lần lượt 1.237 tỷ đồng và 1.211 tỷ đồng. Biện pháp đưa ra giảm dư nợ là bám sát địa bàn, trao đổi và tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn.

ở đây còn khá cao so với mặt bằng chung về kinh tế địa phương. Dư nợ năm 2015 là 518 tỷ đồng, con số tăng lên 708 tỷ đồng vào năm 2016 (tương đương tăng gần 37%), tuy nhiên con số này đã chỉ còn 659 tỷ đồng vào năm 2017 (giảm gần 7%) so với năm 2016. Tuy nhiên, các phương án kinh doanh của các hộ dân ở đây vẫn còn chưa thực sự đạt hiệu quả, dẫn đến dư nợ 2018 tăng lên 754 tỷ đồng, tăng 14% so với 2017.

Huyện Đồng Hỷ, có tỷ lệ dư nợ cao so với các địa phương khác trên toàn tỉnh. Dư nợ của huyện Đồng Hỷ năm 2015 chiếm 12,5% tương đương 1.063 tỷ đồng, giảm nhẹ vào năm 2016 đạt 1.058 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2017 tuy mức tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ toàn tỉnh giảm nhưng mức giá trị của dư nợ tang lên 1.207 tỷ đồng và năm 2018 có giảm nhẹ chỉ còn 1.200 tỷ đồng tổng dư nợ. Huyện Phú Bình và huyện Phú Lương có chung đặc điểm mức tăng dư nợ tín dụng ngày càng gia tăng. Năm 2015, huyện Phú Bình và Phú Lương có mức nợ lần lượt là 408 tỷ và 527 tỷ đồng, tuy nhiên mức tăng nợ trên địa bàn đã tăng nhanh chóng trong giai đoạn nghiên cứu, lên mức trên 1.000 tỷ đồng năm 2018 tại 2 địa phương trên. Đối với Phú Bình bị ảnh hưởng nhiều do sự bất ổn trong sản xuất kinh doanh của các hộ dân trên địa bàn, đặc biệt rủi ro liên quan tới chăn nuôi. Đối với Phú Lương rủi ro xuất phát từ phương án kinh doanh yếu kém. Lãnh đạo NH Nông nghiệp đã trao đổi và tìm cách tháo gỡ các rủi ro liên quan tới các khoản nợ của các hộ vay vốn ở đây.

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện phân loại nợ theo địa bàn các huyện tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018

ĐVT: Tỷ đồng, %

STT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh

Quy mô Tỷ trọng (%) Quy mô Tỷ trọng (%) Quy mô Tỷ trọng (%) Quy mô Tỷ trọng (%) 2016/2015 2017/2016 2018/2017 Thành phố Thái Nguyên 1.615,76 19,0% 1.993,32 21,1% 2.272,03 22,4% 2.366,01 20,7% 123,37% 113,98% 104,14% CN Sông Cầu 1.292,61 15,2% 1.247,00 13,2% 1.034,59 10,2% 1.040,13 9,1% 96,47% 82,97% 100,54% TP Sông Công 595,28 7,0% 491,24 5,2% 557,87 5,5% 708,66 6,2% 82,52% 113,56% 127,03% TX Phổ Yên 552,76 6,5% 670,74 7,1% 659,30 6,5% 822,96 7,2% 121,34% 98,29% 124,82% Huyện Đại Từ 799,38 9,4% 774,65 8,2% 1.156,30 11,4% 1.234,44 10,8% 96,91% 149,27% 106,76% Huyện Định Hóa 1.131,03 13,3% 1.341,47 14,2% 1.237,45 12,2% 1.211,58 10,6% 118,61% 92,25% 97,91% Huyện Võ Nhai 518,74 6,1% 708,53 7,5% 659,30 6,5% 754,38 6,6% 136,58% 93,05% 114,42% Huyện Đồng Hỷ 1.063,00 12,5% 1.058,06 11,2% 1.207,02 11,9% 1.200,15 10,5% 99,54% 114,08% 99,43% Huyện Phú Bình 408,19 4,8% 500,69 5,3% 568,01 5,6% 1.074,42 9,4% 122,66% 113,44% 189,16% Huyện Phú Lương 527,25 6,2% 661,29 7,0% 791,15 7,8% 1.017,27 8,9% 125,42% 119,64% 128,58% Tổng dư nợ 8.504 100% 9.447 100% 10.143 100% 11.430 100%

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện phân loại nợ theo địa bàn các huyện tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018 (tiếp)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Agribank tổng hợp các huyện và Hội sở)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 18,89 19,25 18,87 20,23 101,91% 98,03% 107,21% Thành phố Thái Nguyên 3,59 4,06 3,9 4,2 113,17% 96,06% 107,69% CN Sông Cầu 2,87 2,54 1,7 1,84 88,50% 66,93% 108,24% TP Sông Công 1,32 1,00 1,23 1,25 75,70% 123,00% 101,63% TX Phổ Yên 1,23 1,37 1,33 1,45 111,31% 97,08% 109,02% Huyện Đại Từ 1,78 1,58 1,98 2,19 88,90% 125,32% 110,61% Huyện Định Hóa 2,51 2,73 1,95 2,14 108,80% 71,43% 109,74% Huyện Võ Nhai 1,15 1,44 1,31 1,34 125,29% 90,97% 102,29% Huyện Đồng Hỷ 2,36 2,16 1,92 2,12 91,31% 88,89% 110,42% Huyện Phú Bình 0,91 1,02 1,82 1,9 112,52% 178,43% 104,40% Huyện Phú Lương 1,17 1,35 1,73 1,8 115,05% 128,15% 104,05%

Theo bảng 3.3. Chi nhánh TP Thái Nguyên có nợ xấu lớn nhất trong các năm nghiên cứu, đặc biệt năm 2018 Chi nhánh TP Thái Nguyên là 4,2 tỷ đồng so với 2017 là 3,9 tỷ đồng. Năm 2018 các huyện Đồng Hỷ (2,12 tỷ đồng so với 2017 là 1,92 tỷ đồng), Đại Từ (2,19 tỷ đồng so với 2017 là 1,98 tỷ đồng), Định Hóa (2,14 tỷ đồng so với năm 2017 là 1,95 tỷ đồng) có lượng nợ xấu gần tương đương với nhau. Còn các huyện miền núi tuy có lượng nợ xấu ít nhưng so với tình hình kinh tế tại địa phương thì nợ xấu ở đây là một bài toán khó đối với cơ quan quản lý. Việc để nợ xấu xảy ra cần có những biện pháp tích cực trong kiểm soát nợ xấu thông qua các phương án tuyên truyền, tháo gỡ nợ xấu cho hộ dân, kiểm soát chặt phương án sản xuất kinh doanh để hạn chế đưa vốn vào các dự án sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

Như vậy các huyện đều có đặc điểm chung là quy mô dư nợ tăng hàng năm, cơ cấu dư nợ cao thuộc về các huyên miền núi. Nguyên nhân các huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thực hiện chương trình “tam nông” hạn chế, các hộ vay vốn chủ yếu không phát triển được kinh tế và làm sai mục đích vay vốn. Điều này đặt ra thách thức trong quản lý quản lý nợ xấu tại các chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)