Kết quả khảo sát cán bộ thựchiện công tác quản lýnợ xấu tại các ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Kết quả khảo sát cán bộ thựchiện công tác quản lýnợ xấu tại các ch

nhánh cấp huyện Agribank Tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Kết quả khảo sát cán bộ thực hiện công tác quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện Agribank Tỉnh Thái Nguyên chi nhánh cấp huyện Agribank Tỉnh Thái Nguyên

a. Đánh giá về nhận thức về sự cần thiết quản lý nợ xấu theo chủ trương, chính sách từ phía NH

cho cán bộ thực hiện công tác quản lý nợ xấu tại chi nhánh huyện và Hội sở của Agribank Thái Nguyên áp dụng. Kết quả đánh giá của nhân viên như sau:

Bảng 3.9: Nhận thức về sự cần thiết quản lý nợ xấu theo chủ trương, chính sách từ phía NH từ phía nhân viên tại NH Agribank các huyện trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên Tiêu chí Yếu Kém Trung

bình Khá Tốt

Điểm TB

Mức ý nghĩa

Đáp ứng nhu cầu quản lý nợ xấu của chi nhánh Agribank 8 10 16 35 34 3,75 Khá Thực hiện quản lý nợ xấu theo chính sách pháp luật, NHNN 12 12 18 21 40 3,63 Khá

Thông tin quản lý nợ xấu cập nhật nhanh chóng

0 0 24 37 42 4,17 Khá

Điểm trung bình 3,85 Khá

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2019)

Các nhân viên có nhận thức ở mức khá về sự cần thiết quản lý nợ xấu theo chủ trương, chính sách từ phía NH,điểm trung bình đạt 3.85 điểm, trong đó tiêu chí Thông tin quản lý nợ xấu cập nhật nhanh chóng đạt 4.17 điểm, đạt mức khá, xếp điểm cao nhất, trong giai đoạn 2015-2018, Nghị định 42 và Quyết định 1058 là căn cứ giúp cho cán bộ thực hiện tốt quản lý nợ xấu cho chi nhánh. Tiêu chí Đáp ứng nhu cầu quản lý nợ xấu của chi nhánh, Agribank đạt 3.75 điểm và tiêu chí Thực hiện quản lý nợ xấu theo chính sách pháp luật, NHNN đạt 3.63 điểm, xếp mức khá. Thống đốc NHNN và Ban lãnh đạo của Agribank Việt Nam đã kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách giúp toàn nhân viên hệ thống nhận thức được mức độ cần thiết của quản lý nợ xấu trong bối cảnh

kinh doanh phức tạp như hiện nay.

b. Đánh giá của về năng lực chuyên môn của nhân viên chi nhánh trong thực hiện quản lý nợ xấu

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong áp dụng các chính sách quản lý nợ xấu của chi nhánh. Trình độ chuyên môn, kỹ năng, năng lực bản thân vững vàng giúp cho nhân viên hiểu được công tác quản lý nợ xấu.

Bảng 3.10: Năng lực chuyên môn của nhân viên chi nhánh trong thực hiện quản lý nợ xấu từ phía nhân viên tại NH Agribank các

huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tiêu chí Yếu Kém Trung

bình Khá Tốt

Điểm TB

Mức ý nghĩa

Nhân viên hiểu được những nhu cầu đặc biệt của KH

8 10 17 24 44 3,83 Khá

Nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh quy trình QLNX đã quy định của đơn vị, chi nhánh ngành

4 9 30 43 17 3,58 Khá

Nhân viên được góp ý cho cải tiến chất lượng QLNX tại chi nhánh

5 8 12 33 45 4,02 Khá

Hàng năm nhân viên được đào tạo, cập nhật thông tin và kiến thức về QLNX

15 25 26 25 12 2,94 Trung bình

Điểm trung bình 3,85 Khá

Năng lực chuyên môn của nhân viên chi nhánh trong thực hiện quản lý nợ xấu từ phía nhân viên đạt 3.59 điểm, xếp mức khá. Tiêu chí Nhân viên được góp ý cho cải tiến chất lượng quản lý nợ xấu tại chi nhánh đạt 4.02 điểm, xếp mức khá, tiêu chí Hàng năm nhân viên được đào tạo, cập nhật thông tin và kiến thức về quản lý nợ xấu đạt 2.94 điểm, xếp mức trung bình, nguyên nhân là do trong toàn hệ thống khi Agibank Việt Nam triển khai sẽ triển khai tới chi nhánh cấp I trước, sau đó chi nhánh cấp I (hội sở) sẽ gửi lại các thông tin quản lý nợ xấu về chi nhánh cấp II, III (huyện/thành phố/thị xã) và có kèm theo hướng dẫn, như vậy nhân viên thụ động trong tiếp nhận thông tin và hạn chế sự chủ động trong cải thiện quản lý nợ xấu.

c. Đánh giá về độ chính xác và cập nhật thông tin KH trong quan hệ tín dụng

Thông tin giữ vị trí quan trọng của công tác quản lý nợ xấu, thông tin KH trong quan hệ tín dụng với chi nhánh. Mỗi sự thay đổi văn bản hướng dẫn quản lý quan hệ tín dụng với chi nhánh đều được các nhân viên lưu trữ trong email, trong hồ sơ giấy lưu trữ, nhưng thông tin KH khi thẩm định cho vay, nhất là thẩm đinh về yếu tố phi tài chính (uy tín, danh tiếng, kinh nghiệm,…) rất cần nhân viên cập nhật chính xác, đây là căn cứ cho xác lập mối quan hệ của NH với KH, giảm thiểu tình trạng nợ xấu tại các chi nhánh trên địa bàn.

Kết quả đánh giá về độ chính xác và cập nhật thông tin KH trong quan hệ tín dụng từ phía nhân viên đạt 3.74 điểm, xếp mức khá, tiêu chí « Thông tin công khai, minh bạc được cập nhật trên hệ thống của chi nhánh, Agribank đạt 4.31 điểm, xếp mức tốt, nghĩa là thông tin được công khai trên web, mạng nội bộ mà tất cả nhân viên và ban lãnh đạo đều nắm được. Tiêu chí Các thông tin quản lý nợ xấu đáp ứng nhu cầu của chi nhánh đạt 3.5 điểm, thấp nhất, nguyên nhân là do một số huyện ở vùng cao, vùng núi có nhiều hộ nghèo ở huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,… thông tin quản lý nợ xấu còn chậm, nhân viên khó xác định năng lực trả nợ của KH, trình độ nhân viên ở huyện còn một số hạn

chế…

Bảng 3.11: Độ chính xác và cập nhật thông tin KH trong quan hệ tín dụng từ phía nhân viên tại NH Agribank các huyện trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên

Tiêu chí Yếu Kém Trung

bình Khá Tốt Điểm TB Mức ý nghĩa Các thông tin QLNX đã đáp ứng nhu cầu cho chi nhánh 8 12 18 51 14 3,5 Khá Thông tin cập nhật, kịp thời, chuẩn xác tới ban lãnh đạo chi nhánh

5 17 24 32 54 3,53 Khá

Thông tin công khai, minh bạch được cập nhật trên hệ thống của chi nhánh Agribank 0 0 18 35 50 4,31 Tốt Chi nhánh áp dụng CNTT trong cập nhật thông tin KH như: email. Website, SMS....

5 13 24 31 30 3,66 Khá

Điểm trung bình 3.85 Khá

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2019) d. Công tác xử lý nợ xấu tại NH

Tại các chi nhánh NH luôn tồn tại nợ xấu, nên công tác xử lý nợ xấu diễn ra đòi hỏi sự nghiêm túc,công tâm của chi nhánh dành cho KH, kết quả đánh giá của nhân viên đạt 3.65 điểm, xếp mức khá, chi tiết như sau (bảng 3.11):

Bảng 3.12: Đánh giá của nhân viên về công tác xử lý nợ xấu tại NH Agribank các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tiêu chí Yếu Kém Trung

bình Khá Tốt Điểm TB Mức ý nghĩa Quy trình QLNX đã đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, hội sở

0 0 12 26 65 4,51 Tốt

Chi nhánh có ban QLNX 0 0 41 54 8 3,68 Khá Chi nhánh thường xuyên

phải xử lý các khoản nợ xấu 10 15 26 47 5 3,21

Trunng bình Chi nhánh đạt chỉ tiêu về xử lý nợ xấu 16 20 16 31 20 3,18 Trung bình Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý nợ xấu nhằm đo lường, kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu

0 0 34 40 25 3,95 Khá

Thực hiện giao kế hoạch XLNX đến từng CBTD, gắn quyền lợi của cán bộ với kết quả XLNX

10 15 23 35 20 3,39 Khá

Điểm trung bình 3.85 Khá

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2019)

Tiêu chí «Quy trình quản lý nợ xấu đáp ứng nhu cầu của chi nhánh, Agribank đạt 4.51 điểm, xếp mức tốt, hiện nay quản lý nợ xấu được thực hiện theo quy trình quản lý có phân cấp phân quyền đến chi nhánh Hội sở các tỉnh (cấp I) và cáchuyện/thành phố/thị xã (cấp II, III), Tiêu chí «Chi nhánh thường xuyên phải xử lý các khoản nợ xấu đạt 3.18 điểm, xếp mức trung bình, sau khi áp dụng Nghị định 42 và Quyết định 1058 công tác xử lý nợ xấu diễn ra

nghiêm túc, số nợ xấu có quy mô giảm hơn. Tiêu chí «Chi nhánh đạt chỉ tiêu về xử lý nợ xấu đạt 3,18 điểm, trong năm vừa qua chi nhánh các huyện tích cực hạn chế nợ xấu, giảm thiểu tỷ lệ này xuống dưới 3% (quy định của NHNN và Agribank Việt Nam).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)