0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đối với Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI (Trang 110 -118 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.2. Đối với Chính quyền địa phương

- Công tác quản lý thu thuế không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành thuế mà có phần trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Do đó để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế, đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế hoàn

thành nhiệm vụ huy động nguồn thu cho ngân sách. Đặc biệt là các đơn vị như: Công An, Toà án, Ngân hàng, Phòng Tài nguyên môi trường, Kho Bạc Nhà nước, Đài phát thanh truyền hình, Quản lý thị trường,...

- UBND thành phố cần cải thiện môi trường kinh doanh, có chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, thay đổi cơ cấu kinh tế, bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong tỉnh một cách phù hợp… để phát triển nguồn thu trên địa bàn tỉnh cũng như thu hút nguồn thu ngoài địa bàn, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp của địa phương đưa các nguồn thu do kinh doanh ở địa phương khác về.

- Hàng quý cần tổ chức cuộc họp chuyên đề về thuế để đánh giá công tác quản lý thu của cơ quan thuế và đánh giá về công tác phối kết hợp của các ban ngành, từ đó kịp thời chấn chỉnh những hạn chế và đề ra những giải pháp kịp thời trong công tác thu ngân sách hàng năm.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý thu thuế đối với khu vực

kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Yên Bái”, luận văn đưa ra một số kết luận sau:

Thuế là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội. Đồng thời thuế có tác động sâu rộng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Quản lý thu thuế cần phải phát huy được những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của thuế đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, nhằm góp phần điều chỉnh vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã định trong từng thời kỳ.

Luật Quản lý thuế đã được ban hành từ năm 2006 tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng do tích chất nhạy cảm, cơ chế kinh tế xã hội như thói quen tiêu dùng tiền mặt, phần nào do tập quán chưa cởi mở về thuế … nên vấn đề quản lý thu thuế còn nhiều bất cập, hạn chế. Đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và có những biến đổi lớn của điều kiện kinh tế xã hội trong nước, việc hoàn thiện quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Đây không phải là công việc một sớm một chiều và đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của các tầng lớp dân cư.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Một là, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận; cơ sở thực tiễn về thuế và quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân

Hai là, đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Yên Bái. Đồng thời chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác này.

Ba là, để xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Yên Bái trong thời gian tới.

Dựa trên quan điểm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và duy trì, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu, luận văn đã đề xuất hệ thống nhóm giải pháp để quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân nhằm tăng số thu trên địa bàn trong thời gian tới: hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, hiện đại hóa công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế, hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hoàn thiện công tác xử lý vi phạm và các giải pháp khác như tăng cường cải cách hành chính thuế.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đây là vấn đề rộng và phức tạp nên bản luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến của các nhà khoa học, thầy cô giáo và những người quan tâm để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế (2011), “Kiến thức khái quát về thuế, ngành thuế, đạo đức, tác phong cán bộ thuế”, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế (2011), “Kiến thức về quản lý thuế”, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Đặng Tiến Dũng (2003), “ Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”, Tạp chí thuế nhà nước.

5. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB lao động - xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Liên (2009), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 7. Vương Hoàng Long (2000), Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế trong

điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

8. Mac - Ăng Ghen toàn tập (1962), NXB Sự thật, Hà Nội.

9. Đỗ Đức Minh và Nguyễn Việt Cường (2010), Giáo trình Lý thuyết thuế,

NXB Tài chính, Hà Nội.

10. Phan Công Nghĩa và Bùi Đức Triệu (2012), Giáo trình Thống kê kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII ban hành ngày 03 tháng 6/2017. 12. Nghị quyết số 14-NQ/TW "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân" Hội nghị Trung ương 5 khóa IX ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2002.

13. Hoàng Thị Thúy Ngọc (2010), Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội,Hà Nội.

14. Quyết định 746/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, Tổng cục thuế ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2015.

15. Quyết định số 2379/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế, Tổng cục thuế ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

16. Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ Tài chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013.

17. Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013.

18. Nguyễn Thị Lệ Thủy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội), Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Web: http://phutho.gdt.gov.vn/ 20. Web: http://hagiang.gdt.gov.vn/

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÔNG QUA PHIẾU KHẢO SÁT

Mức độ đánh giá được xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “bình thường”, “khá hài lòng” và “rất hài lòng”.

TT Nội dung Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

I Điều kiện cơ sở vật chất của Chi cục thuế thành phố Yên Bái

1 Trụ sở của Chi cục thuế thành phố

Yên Bái có thuận lợi 13 26 185 153

2

Các phòng làm việc được bố trí khoa học, thuận tiện cho người nộp thuế đến liên hệ làm việc

9 61 157 150 3 Chi cục thuế thành phố Yên Bái được

trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc 15 74 159 129

II Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của

Chi cục thuế thành phố Yên Bái

1 Thông tin về thuế của doanh nghiệp

là minh bạch 10 59 147 161

2 Cơ sở dữ liệu của Chi cục thuế thành

phố Yên Bái đầy đủ, rõ ràng 5 82 195 95 3 Trang web của Chi cục thuế thành phố

Yên Bái đầy đủ thông tin cần thiết 2 39 43 85 210 4 Thời gian làm việc của Chi cục thuế

thành phố Yên Bái là phù hợp 77 125 175

III Kỹ năng cán bộ thuế

1 Thái độ làm việc của cán bộ thuế là

tận tình, thân thiện 4 89 120 164

2 Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

là phù hợp 7 78 174 118

3 Các bộ thuế tạo được lòng tin với

người nộp thuế 10 54 176 137

4

Cán bộ thuế có kỹ năng tốt trong việc hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng phần mềm khai thuế

14 62 87 214 5 Cán bộ thuế sử dụng tốt các phần mềm quản lý thuế 32 29 135 181

IX Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ

người nộp thuế

1 Công tác tuyên truyền chính sách,

pháp luật thuế là chính xác, kịp thời 35 76 213 53 2 Việc giải quyết thắc mắc là dễ hiểu 15 9 42 166 145 3 Hình thức tuyên truyền là đa dạng 20 61 48 248 4 Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ là rất

cần thiết 76 217 84

5 Thủ tục chính sách thuế là nhanh chóng 17 57 274 29 6

Các phòng, ban của Chi cục thuế thành phố Yên Bái có sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán

8 3 62 193 111

V Công tác đăng ký, kê khai, nộp

thuế, hoàn thuế

1

Các hình thức kê khai thuế do Chi cục thuế thành phố Yên Bái thiết kế là đa dạng và dễ thực hiện

2 74 267 34 2 Các hình thức đôn đốc đăng ký, kê

khai thuế là phù hợp và kịp thời 183 117 77 3 Chi cục thuế thành phố Yên Bái luôn

tạo điều kiện cho người nộp thuế 11 1 145 162 58 4 Việc hoàn thuế của Chi cục thuế thành

phố Yên Bái là đầy đủ và kịp thời 9 131 128 109

VI Tổ chức hoạt động kiểm tra

1 Mỗi cuộc kiểm tra thuế đều có nội

dung và phương pháp phù hợp 14 23 128 127 85 2 Cán bộ kiểm tra có kỹ năng và thái độ

tốt 79 30 113 155

3 Công tác kiểm tra, theo dõi là thường

xuyên, chính xác 51 108 179 39

VII Hình thức cưỡng chế và hình phạt

1 Các hình thức cưỡng chế là công bằng, linh hoạt 6 188 119 64 2 Việc xử lý các vi phạm về thuế là rõ ràng, minh bạch 6 32 164 82 93 3 Các hình phạt và hình thức cưỡng chế phát huy tác dụng 21 138 172 46 Số phiếu phát ra: 385 Số phiếu thu về: 377

Phụ lục 02: Tình hình thu thuế trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU

NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

DỰ TOÁN THỰC HIỆN % DỰ TOÁN THỰC HIỆN % DỰ TOÁN THỰC HIỆN % TỔNG THU 292.000 315.042 108 325.000 356.932 110 377.500 424.087 112 TỔNG THU TRỪ GIAO ĐẤT 262.000 272.323 104 295.000 305.977 104 342.500 342.181 100

1 Thu quốc doanh 60.000 59.229 99 69.000 61.826 90 82.000 62.963 77

Trong đó: quốc doanh TW 3.000 2.781 93 3.500 2.307 66 4.000 5.370 134

DNNN địa phương 57.000 56.448 99 65.500 59.519 91 78.000 57.593 74

Đầu tư nước ngoài 6.994

2 Ngoài quốc doanh 128.500 115.114 90 132.000 113.023 86 135.000 132.382 98

3 Thuế thu nhập cá nhân 23.000 35.665 155 36.000 42.290 117 47.000 39.857 85

4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 96 85 72

5 Thu tiền sử dụng đất 30.000 42.719 142 30.000 50.956 170 35.000 81.906 234

6 Thuế sd đất phi nn 350 1.221 349 1.500 1.393 93 1.000 997 100

7 Thu tiền thuê đất 8.000 13.898 174 8.000 12.598 157 10.000 24.858 249

8 Lệ phí trước bạ 21.000 25.613 122 28.500 37.541 132 36.500 43.038 118

9 Phí - lệ phí 14.000 16.180 116 14.000 21.756 155 22.000 27.547 125

10 Thu khác ngân sách 2.500 4.512 180 5.000 6.691 134 6.000 5.857 98

11 Thuế môi trường 250 794 318 1.000 1.780 178 3.000 4.610 154

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI (Trang 110 -118 )

×