0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các nhân tố thuộc cơ quan thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI (Trang 38 -39 )

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4.2. Các nhân tố thuộc cơ quan thuế

- Tổ chức bộ máy quản lý

Công tác tổ chức bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Dù có chính sách đúng đắn, hợp lý nhưng việc tổ chức bộ máy quản lý không phù hợp với trình độ chuyên môn, bộ máy tổ chức chồng chéo... thì công tác quản lý không thể đạt hiệu quả cao được. Do đó công tác quản lý thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải luôn luôn kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thuế.

- Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật

Một nền kinh tế phát triển không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân sách mà còn tạo điều kiện phát triển công nghệ, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật... Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển sẽ làm giảm thời gian và chi phí trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý. Trình độ khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là trang thiết bị tin học ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ tin học vào quản lý sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ doanh số, tình hình hoạt động và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT, hạn chế được tình trạng gian lận trốn thuế. Việc quản lý thuế trên máy tính sẽ giảm đáng kể khối lượng công việc thủ công trước đây, làm giảm thời gian cho công tác quản lý và đẩy nhanh công tác thu nép thuế. Việc nối mạng vi tính trong toàn ngành thuế sẽ rút ngắn thời gian chuyển phát tài liệu, số liệu trên phạm vi cả nước làm tăng hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Cấp trên có thể theo dõi tình hình hoạt động của cấp dưới dễ dàng, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn và uốn nắn các sai sót cho cấp dưới...

- Nhân lực

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thu thuế. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thu thuế, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh

tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế. Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao ở tầm hoạch định chính sách cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến thuế.

Việc sắp xếp cán bộ vào các vị trí công việc chưa phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường; việc luân phiên, luân chuyển cán bộ áp dụng máy móc, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng công việc dẫn đến cán bộ thuế không có nghiệp vụ chuyên sâu và chuyên môn hóa.

- Công tác kiểm tra, thanh tra

Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, thì công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách đó có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra có vai trò đảm bảo công bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật. Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm mà không xử lý kịp thời, nghiêm minh thì cũng không có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Do đó, việc có các quy định xử lý vi phạm và chế độ thi đua, khen thưởng thích hợp sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI (Trang 38 -39 )

×