Nội dung quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố yên bái (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3.3.Nội dung quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân

Theo Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009) thì nột dung quản lý thu thuế bao gồm:

a. Công tác lập dự toán thu thuế

Lập dự toán thuế thực chất là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết về số thu thuế trong năm kế hoạch và các biện pháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó.

* Yêu cầu và căn cứ lập dự toán thu thuế:

Dự toán thu thuế phái tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết theo từng sắc thuế, lập đúng biểu mẫu, nội dung và thời hạn quy định, kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở , căn cứ tính toàn. Bảo đảm tính tiên tiến và hiện thực của các chỉ tiêu được xác lập trong dự toán thuế, lập dự toán thuế phải dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

Một là, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh, các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch. Nhiệm vụ phát triển kih tế xã hội và quốc phòng - an ninh của Nhà nước trong từng thời kỳ và trong năm kế hoạch vừa

là nền tảng có sở vừa đặt ra mục tiêu cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng dự toán thuế nói riêng.

Hai là, Các chính sách, chế độ về thuế và thu NSNN như Luật NSNN, luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các chế độ, chính sách về thuế và thu NSNN hiện hành là căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc tính toán xác định các chỉ tiêu của dự toán thuế.

Bà là, Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính về lập dự toán NSNN, hướng dẫn của UBND các cấp về lập dự toán ngân sách ở địa phương.

Bốn là, số kiểm tra về dự toán thuế do cơ quan có thẩm quyền thông báo

Năm là, tình hình thực hiện dự toán thuế một số năm liền kề, đặc biệt là năm liền trước năm kế hoạch.

* Phương pháp và trình tự lập dự toán thuế

Dự toán thuế được tổng hợp vào dự toán NSNN trình Chính phủ để trình Quốc hội thảo luận và phê chuẩn. Căn cứ vào chỉ tiêu dự toán thuế được giao; Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan thực hiện phân bổ và giao dự toán thu thuế chính thức cho các Cục thuế, Cục Hải quan.

Căn cứ vào quyết định giao dự toán thu thuế của cơ quan thuế, cơ quan hải quan cấp trên, cơ quan thuế, cơ quan hải quan ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xây dựng dự toán thu thuế chính thức trình HĐND cùng cấp thảo luận và quyết định.

Các chỉ tiêu của dự toán thuế năm kế hoạch đã được Quóc hội hoặc HĐND quyết định là chỉ tiêu có tính pháp lệnh. Cơ quan thuế và cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm xây dựng biện pháp để tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trogn dự toán thuế được giao.

b. Tuyên truyền, khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế

Mục tiêu: Nhằm tác động vào những hành vi tâm lý xã hội của đối tượng nộp thuế để nâng cao đạo đức và tinh thần thuế, tăng cường tính tự nguyện tuân thủ của các đối tượng nộp thuế, đồng thời giảm chi phí quản lý hành chính thuế như chi phí thanh tra, cưỡng chế thuế

Các hình thức tuyên truyền, khuyến khích:

- Đánh giá cao những đối tượng nộp thuế làm đúng nghĩa vụ qua đó nâng cao tình thần thuế và khuyến khích sự tuân thủ các các đối tượng nộp thuế khác. - Phát triển các chương trình tuyên truyền phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng để giúp đối tượng nộp thuế hiểu các nghĩa vụ và quyền lợi của họ, Thúc đẩy sự công bằng trong đối xử là sự tác động tích cực tới khu vực kinh tế tư nhân

- Thu thập các thông tin phản hồi trực tiếp kịp thời từ các đối tượng nộp thuế, là cơ sở cho hoạt động tác nghiệp.

Dịch vụ hỗ trợ và tư vấn: là các dịch vụ thông tin mà cơ quan thuế cung cấp cho các đối tượng nộp thuế để họ có thể hoàn thành nghĩa vụ. Thông qua các hình thức như tư vấn trực tiếp, hỗ trợ và tư vấn gián tiếp

c. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế

Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày: Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân; Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.

Hiện nay việc kê khai, nộp thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Người nộp thuế phải kê khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung theo quy định về kê khai, nộp thuế của Bộ Tài chính. Trong giai đoạn hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc kê khai, nộp thuế ở Việt Nam đang dần được thực hiện thông qua mạng internet, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp cũng như cho cơ quan thuế.

Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định về miễn giảm của Nhà nước hiện hành.

d. Quản lý thông tin người nộp thuế

Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiệnvi phạm pháp luật về thuế.

e. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong các trường hợp: NNT nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định; NNT nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế; NNT còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng các biện pháp: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Thu hồi MST, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn ...

f. Công tác kiểm tra thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Khi kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan thuế nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, nếu NNT không

giải trình được thì chuyển sang kiểm tra tại trụ sở NNT, ngoài ra còn kiểm tra tại trụ sở trong trường hợp có yêu cầu hoàn thuế, hoặc phát hiện có dấu hiệu gian lận, trốn thuế ...

g. Xử lý vi phạm về thuế

Các vi phạm: Vi phạm các thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.

Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.

Cơ quan thuế khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo đồng thời có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố yên bái (Trang 32 - 36)