0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI (Trang 27 -29 )

5. Kết cấu của luận văn

1.1.2.3. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị

Nghị quyết Đại hội X của Đảng năm 2006 đã khẳng định: Kinh tế tư nhân là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”… Đến Đại hội XII của Đảng năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân được nhấn mạnh là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy, quan điểm của Đảng về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân.

- Đối với phát triển kinh tế

Thứ nhất, một trong những đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế là khả năng huy động vốn cho việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ. Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Trong một nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn rất khan hiếm và đặc biệt đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn khi các tổ chức phi chính phủ chưa phát triển và không có khả năng huy động tiền tiết kiệm từ dân cư, cũng như hạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu tư. Do đó, khả năng huy động vốn của khu vực kinh tế tư nhân trở nên rất quan trọng.

Thứ hai, việc phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm. Một kết quả của việc huy động và hình thành vốn của các doanh nghiệp tư nhân là tạo ra các cơ hội việc làm cho các thành viên khác trong cộng đồng. Việc làm sẽ mang lại thu nhập cho những người lao động và nâng cao mức sống của gia đình họ.

Thứ ba, phát triển kinh tế tư nhân góp phần ứng dụng và quảng bá công nghệ. Một yếu tố quan trọng để tạo được hiệu quả trong sản xuất là công nghệ phù hợp. Thực tế cho thấy, bản chất không bao giờ tự hài lòng của các chủ doanh nghiệp thúc đẩy họ tìm kiếm các công nghệ phù hợp hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đem so sánh với các doanh nghiệp nhà nước thì rõ ràng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phải đối mặt trực tiếp với những chi phí thực tế về sản xuất, lao động, vốn, nguyên vật liệu. Quá trình tìm kiếm công nghệ phù hợp với một doanh nghiệp góp phần vào việc phân bổ một cách có hiệu quả nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế.

- Đối với phát triển xã hội

Xét về tổng thể, mục tiêu của phát triển xã hội là tạo nên sự công bằng về cơ hội cho tất cả các thành viên trong xã hội bất kể vị thế kinh tế và xã hội của họ thông qua các dự án xã hội. Những dự án này bao gồm giáo dục và đào tạo, sức khỏe, nhà ở, trợ giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Về trách nhiệm xã hội, nhiều công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân xem trách nhiệm xã hội như là trách nhiệm của họ, hành động với tư cách những công dân tốt trong xã hội, nhằm bảo đảm rằng mối quan tâm của xã hội như môi trường, an toàn của khách hàng, an toàn của người lao động sẽ được để cập, quan tâm một cách thích đáng trong kế hoạch kinh doanh và trong quá trình hoạt động.

- Đối với quản lý khu vực công

Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân và khu vực công cộng đều có vai trò riêng trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên có rất nhiều công cụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng có nguồn gốc ban đầu tư khu vực kinh

tế tư nhân. Ở phần lớn các nền kinh tế thị trường, doanh nhân thường được mời vào một vị trí tạm thời ở khu vực công, từ đó họ có thể có cơ hội chuyển tải phương pháp làm việc, cách suy nghĩ cho nhân viên chính phủ.

Tại những quốc gia có sự phối hợp giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực công cộng trong việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển, các viên chức chính phủ thừa nhận rằng các đồng nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra những suy nghĩ khách quan, tiến bộ, mới mẻ hơn khi giải quyết vấn đề. Về bản chất, các viên chức chính phủ thường có xu hướng tương đối thụ động và bảo thủ hơn so với các đồng nghiệp năng động, sáng tạo và cầu tiến hơn ở khu vực kinh tế tư nhân vốn quen với môi trường cạnh tranh bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI (Trang 27 -29 )

×