5. Kết cấu của luận văn
1.1.2.1. Khái niệm kinh tế tư nhân
Văn kiện Đại hồi lần thứ X Đảng Cộng sản Việt nam đã khẳng định khu vực kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh của người Việt Nam không thuộc sở hữu Nhà nước (hoặc Nhà nước có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không do nước ngoài đầu tư (hoặc nước ngoài có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không thuộc thành phần kinh tế tập thể (các Hợp tác xã).
Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các loại hình sau:
- Hộ kinh doanh cá thể: Là hình thức tồn tại của thành phần cá thế tiểu chủ, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Hình thức kinh doanh này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, sử dụng lao động làm thuê không thường xuyên. Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty TNHH: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh, Ngoài hai thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.