Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đố
4.2.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra
Căn cứ:
- Thực trạng công tác kiểm tra: Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế nhằm chống thất thu, gian lận thuế còn chưa cao (đã phân tích ở chương 3).
- Quyết định 746/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, Tổng cục thuế ban hành ngày 20/4/2015; Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 trong đó có nội dung: “Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.”
Giải pháp: Hoàn thiện phương pháp kiểm tra thuế
Hoạt động:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý thuế nói chung và phục vụ công tác kiểm tra thuế nói riêng với hệ thống tiêu chí đánh giá có thể xếp loại người nộp thuế theo mức độ tín nhiệm.
Được xếp hạng mức độ tín nhiệm cao gồm những người nộp thuế làm ăn chân chính, tài chính lành mạnh và tuân thủ tốt pháp luật thuế. Ở mức thấp hơn, tín nhiệm thấp gồm những người nộp thuế có vi phạm về chế độ tài chính, về pháp luật thuế, tuân thủ pháp luật thuế ở mức trung bình. Xếp hạng thấp nhất với mức độ tín nhiệm quá thấp đối với những người nộp thuế không tuân thủ pháp luật, vi phạm nghiêm trọng về chế độ tài chính và các chính sách, pháp luật khác.
- Lựa chọn đối tượng kiểm tra: Thông qua hệ thống tiêu chí, hồ sơ đánh giá về người nộp thuế được xây dựng, lưu trữ tất cả những thông tin cần thiết cho phép cơ quan thuế nắm bắt đầy đủ, toàn diện về ý thức, lịch sử quá trình hoạt động của người nội thuế, phục vụ tối đa cho việc quản lý thuế và phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra.
Cụ thể: Đối với những doanh nghiệp thường xuyên sai phạm thì cần phải có kế hoạch kiểm tra mỗi năm một lần, đối với doanh nghiệp sai phạm nhưng
không thường xuyên thì khoảng 2-3 năm kiểm tra một lần, các doanh nghiệp còn lại 5 năm kiểm tra một lần. Với việc lập kế hoạch như vậy vừa đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra, vừa chống gian lận thuế và không gây khó khăn cho những doanh nghiệp làm ăn chính đáng.