5. Bố cục của luận văn
1.1.5. Phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.1.5.1. Khái niệm
Phát triển văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá tổ chức là duy trì và nâng cao một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức, nó đã có hiệu lực và được coi là đúng đắn, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt [3]. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến ba vấn đề quan trọng.
Thứ nhất, các giá trị văn hoá doanh nghiệp phải là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, được chấp nhận và phổ biến rộng rãi giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Sự tương tác giữa các giá trị văn hoá sẽ tạo ra những đặc trưng nhất định của mỗi nền văn hoá như linh hoạt hay nhất quán, định hướng dài hạn… Như vậy, khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hiểu rõ mục tiêu của mình là xây dựng một nền văn hoá như thế nào và xác định các giá trị phù hợp với mục tiêu đó.
Thứ hai, hệ thống các giá trị văn hoá phải là kết quả của quá trình lựa chọn hoặc sáng tạo của chính các thành viên bên trong doanh nghiệp, trong đó người sáng lập và lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong quá trình đó. Sự lựa chọn như vậy sẽ tạo ra bản sắc văn hoá khác biệt giữa các tổ chức. Các giá trị này phải được kiểm nghiệm qua thực tế và đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng tích cực đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, các giá trị văn hoá doanh nghiệp phải có một sức mạnh đủ để tác động đến nhận thức, tư duy và cảm nhận của các thành viên trong doanh nghiệp đối với các vấn đề và quan hệ của doanh nghiệp. Nói cách khác, các giá trị văn hoá doanh nghiệp chỉ được coi là tồn tại khi các thành viên bên trong tổ chức đó sử dụng như những chuẩn mực trong nhận thức, tư duy, cảm
nhận và hành động, xác định được những ưu tiên, tốt, xấu. Những giá trị có khả năng ảnh hưởng như vậy là kết quả của một quá trình tác động lâu dài và liên tục của ban lãnh đạo doanh nghiệp
1.1.5.2.Nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H.Shein, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành hai cấp độ (level) khác nhau.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các cấp độ văn hoá doanh nghiệp
(Nguồn: Blanchard Ken, O’Connor Micheal (2005)
Thuật ngữ “cấp độ” ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói rằng tính hữu hình và vô hình, tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hoá đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ những bộ phận cấu thành nền văn hoá, hai cấp độ văn hoá doanh nghiệp được minh họa qua sơ đồ 1.1 trên.
* Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Đây là nội dung rõ ràng, là tầng bề mặt dễ quan sát nhất của VHDN. Lớp này bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa xa
Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN
Những giá trị được chấp nhận
Những quan niệm chung
Cấp độ hữu hình
Cấp độ vô hình
- Những giá trị được công bố: các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh
- Các quy định, nguyên tắc hoạt động
- Kiến trúc nội ngoại thất - Cơ cấu tổ chức, các văn bản quy định nguyên tắc...
- Lễ nghi, lễ hội, logo, mẫu mã sản phẩm….
- Những quan niệm chung: Những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức, mặc nhiên được công nhận.
lạ. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:
- Kiến trúc của doanh nghiệp: Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. Các vật thể hữu hình (như tòa nhà làm việc, văn phòng, bàn ghế, tài liệu...) là môi trường mà nhân viên làm việc. Chúng là nhân tố duy trì và có ảnh hưởng trực tiếp lên cách thức giao tiếp, phong cách làm việc, cách ra quyết định, phong cách giao tiếp và đối xử với nhau. Cũng có khi một linh vật biểu thị giá trị của tổ chức hay một biểu tượng cho phương châm chiến lược cũng là một trong những kiến trúc đặc trưng của tổ chức.
- Nghi lễ: Lễ nghi là các nghi thức trong công việc, tổ chức hội họp, chế độ báo cáo, nghi thức tôn vinh, ghi nhận thành tích… những quy định về đồng phục cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp. Lễ kỷ niệm là một sự kiện đặc biệt mà hầu hết các doanh nghiệp đều có thể tổ chức. Bề dày hoạt động trong lĩnh vực nhất định là điều đáng tự hào và là cơ hội tốt để doanh nghiệp củng cố vị thế vững chắc của mình trong lòng đối tác và khách hàng. Tổ chức sự kiện lễ kỷ niệm không chỉ mang ý nghĩa tinh thần lớn mà còn thể hiện rõ mục đích của doanh nghiệp trong việc tri ân khách hàng thân thiết và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.
- Biểu tượng và ngôn ngữ: Biểu tượng linh hồn của toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp. Logo càng dễ nhận biết, càng gây ấn tượng sẽ càng tốt cho cả việc quảng cáo và giúp văn hóa doanh nghiệp hoàn thiện. Slogan là những câu chữ khẩu hiệu ví von hay sắc thái ngôn từ. Slogan là một cách rất tốt để xây dựng sự đồng lòng, truyền bá sứ mệnh tầm nhìn của doanh nghiệp tới từng thành viên.
- Hoạt động văn hóa: Bao gồm các hoạt động như: hoạt động giáo dục tuyên truyền, phong trào thi đua tín nghĩa, phát động các phong trào tìm hiểu truyền thống công ty, vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, các chương trình tài trợ, hoạt động văn hóa, thể thao… Đây là những hoạt động tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng, qua đó góp phần tạo thương hiệu bền vững.
Biểu trưng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà doanh nghiệp muốn truyền đạt cho những người bên trong và bên ngoài. Những biểu trưng bên ngoài này cố làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn về văn hóa. Chính vì vậy những người quản lý thường sử dụng những biểu trưng này để thể hiện những giá trị tiềm ẩn trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên.
* Cấp độ nội dung văn hóa doanh nghiệp - vô hình
Những giá trị được tuyên bố thường được thể hiện trong mục tiêu, chiến lược kinh doanh hay triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Những giá trị được tuyên bố vừa mang tính hữu hình, vừa mang tính vô hình. Chúng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, việc nắm bắt và hiểu biết cặn kẽ ý nghĩa của chúng phụ thuộc vào vị trí, trình độ hiểu biết và thái độ của từng người đối với những giá trị này, vì vậy chúng có tính vô hình. Nội dụng của các giá trị được biểu hiện như sau:
- Tầm nhìn: Một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.
- Sứ mệnh: Lý do để tổ chức tồn tại. Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một "tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại.
- Các giá trị cốt lõi: Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức. Những nguyên tắc này có nguyên tắc tồn tại không phụ thuộc vào thời gian, tự thân, không cần sự biện hộ bên ngoài, có giá trị và tầm quan trọng
với bên trong tổ chức. Giá trị cốt lõi qua việc sàng lọc tính chân thực, có thể nhận diện nhờ xác định giá trị nào thực sự là trung tâm và mặt khác phải bền vững trước kiểm định của thời gian.
- Mục tiêu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần tồn tại, phát triển và đảm bảo tính bền vững, điều đơn giản là không có một doanh nghiệp nào tồn tại vĩnh cửu nếu doanh nghiệp đó không xác định được mục đích và mục tiêu hoạt động cho chính nó. Hoạt động của doanh nghiệp chỉ có hiệu quả một khi kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ với mục tiêu để cho phép đạt được những mục đích. Mục tiêu là biểu hiện mục đích của doanh nghiệp, là những mốc cụ thể được phát triển từng bước. Một mục tiêu là một câu hỏi cần có lời giải đáp trong một khoảng thời gian nhất định. Yêu cầu đặt ra với mục tiêu là: Mục tiêu đạt được cần thoả mãn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời xác định được các phương tiện thực hiện. Mục tiêu của doanh nghiệp phải luôn bám sát từng giai đoạn phát triển của nó.
Những quan niệm chung gồm: những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp.
Các ngầm định nền tảng là những quan niệm chung bao gồm niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp. Giá trị ngầm định bao gồm: -Sự trung thành với doanh nghiệp - Niềm tin đến với doanh nghiệp - Tinh thần đoàn kết - Tinh thần tương hỗ trong nội bộ doanh nghiệp - Sự thống nhất và thông cảm trong nội bộ doanh nghiệp - Tính trung thực và tự giác trong nội bộ doanh nghiệp.
Đây là những giá trị được hình thành, tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý, tình cảm của hầu hết thành viên trong một doanh nghiệp và được mặc nhiên công nhận. Sức mạnh của VHDN được đặc trưng bới sự thống nhất giữa các thành viên trong doanh nghiệp về tầm quan trọng của các giá trị cụ thể. Nếu có sự đồng thuận, VHDN làm cho các thành viên
trở nên gắn kết với nhau và tạo ra một sức mạnh tổng hợp. Khi đó doanh nghiệp có một nền văn hóa mạnh. Một nền văn hóa mạnh được thể hiện qua việc sử dụng thường xuyên và có kết quả các biểu trưng. Những yếu tố này làm tăng thêm sự quyết tâm của các thành viên phấn đấu vì các giá trị và các chiến lược chung của doanh nghiệp. VHDN thể hiện những giá trị mà mỗi thành viên cần cân nhắc khi quyết định hành động.