5. Bố cục của luận văn
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp
1.1.6.1. Văn hóa dân tộc
VHDN là sự phản chiếu của văn hóa dân tộc. Mọi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc, với một phần nhân cách theo các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, một doanh nghiệp, những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của Doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hoá dân tộc không thể phủ nhận được.
Việc xác định những giá trị văn hoá dân tộc phản ánh trong một nền VHDN là điều hết sức khó khăn vì văn hoá dân tộc là một phạm trù hết sức rộng lớn và trừu tượng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác động của VHDN đến đời sống Doanh nghiệp, song được biết đến nhiều nhất là công trình của Geert Hofstede, chuyên gia tâm lý học người Hà Lan đã cho ra đời cuốn sách nổi tiếng “Những ảnh hưởng của văn hoá” (Culture’s consequences) vào năm 1978 và liên tục được tái bản thời gian sau này. Cuốn sách đề cập đến những tác động của văn hoá đến các tổ chức thông qua một mô hình gọi là “Mô hình Hofstede”, trong đó tác giả đưa ra bốn “biến số” chính tồn tại trong tất cả các nền văn hoá dân tộc cũng như trong các nền văn hoá Doanh nghiệp khác nhau. Thuật ngữ “biến số” dùng để chỉ giá trị của các yếu tố này thay đổi ở mỗi nền văn hoá dân tộc khác nhau, đó là: - Tính đối lập
giữa cá nhân và chủ nghĩa tập thể - Sự phân cấp quyền lực - Tính cẩn trọng - Chiều hướng nam quyền đối lập nữ quyền.
1.1.6.2. Nhà lãnh đạo - người tạo ra nét đặc thù của VHDN
Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đó là người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn song cũng đầy cạnh tranh và thử thách. Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các y thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp, thế hệ lãnh đạo khác nhau tạo ra những giá trị VHDN khác nhau. VHDN phản ánh cá tính và triết lý riêng của nhà lãnh đạo.
Để hình thành nên hệ thống giá trị, niềm tin và đặc biệt là quan niệm chung trong toàn doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài, thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể liệt kê một số cách thức sau đây:
* Tăng cường tiếp xúc giữa nhà lãnh đạo và nhân viên: Những lời phát biểu suông tại các buổi họp, những lời huấn thị từ phòng điều hành sẽ không thuyết phục bằng chính hành động của nhà lãnh đạo và sự tiếp xúc thường xuyên với nhân viên của mình. Có thể coi quá trình tiếp xúc này là quá trình truyền đạt những giá trị, niềm tin, quy tắc của nhà lãnh đạo tới nhân viên. Qua thời gian, những giá trị và quy tắc sẽ được kiểm nghiệm và công nhận, trở thành “hệ thống dẫn đạo” chung cho toàn doanh nghiệp.
* Cũng có thể sử dụng những câu chuyện kể, huyền thoại, truyền thuyết… như một phương thức hiệu quả để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa chung. Chúng thổi sinh khí vào mọi hành động và suy nghĩ của
nhân viên, làm cho nhân viên thực sự hãnh diện về công ty mình, coi công ty là môi trường thân thuộc để cống hiến, phát huy mọi năng lực.
* Các lễ hội, lễ kỷ niệm, buổi gặp mặt, biểu tượng, phù hiệu… cũng đóng góp vai trò rất lớn trong việc truyền đạt hệ thống giá trị, niềm tin, quy tắc…góp phần tạo ra những nét đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, cũng giống như khi nhắc đến Toyota người ta nghĩ ngay đến biểu tượng ba hình elip đan nhau, Mercedes Benz với biểu tượng chiếc vô lăng, Mitsubishi với biểu tượng ba hình thoi chung đỉnh cách đều nhau…
Doanh nghiệp nào có những con người có khát vọng cháy bỏng, dám biến những khát vọng thành hiện thực sinh động thì doanh nghiệp ấy sẽ chiến thắng trên thương trường. Cho nên có thể nói, nhân cách của người chủ hay người đứng đầu doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng văn hóa của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cùng một doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị khác nhau.
+ Sáng lập viên : Người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp, đương đầu với những gay go nhất trước tiên; quyết định tầm quan trọng của tốc độ phát triển.
+ Các nhà lãnh đạo kế cận mang đến sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp
1.1.6.3 Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa của doanh nghiệp
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa của doanh nghiệp cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động thay đổi của doanh nghiệp, cũng như thấy được những nguyên nhân và sự tác động của những nguyên nhân đó đối với sự thay đổi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp mới thành lập thường có các phong cách kinh doanh hiện đại và hướng tới thị trường nhiều hơn. Thành viên của doanh nghiệp này cũng trẻ hơn và năng động hơn. Ngược lại những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài thường
khó đổi mới hơn và có các giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm chuyên môn hơn.
* Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Văn hoá ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các công ty thương mại có văn hoá khác với các công ty sản xuất và chế biến. Mặt khác, văn hoá ngành nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và các bộ phận khác nhau trong công ty. Những người làm hành chính sẽ có các cách ứng xử và những giá trị văn hoá khác với các công nhân trực tiếp sản xuất và khác với các nhân viên kế toán…Điều đó lý giải tại sao giữa các đơn vị, bộ phận trong công ty nhiều khi lại khó phối hợp hoạt động. Sự khó phối hợp này làm giảm khả năng của tất cả các đơn vị trong việc đưa ra chất lượng hiệu quả cao vì mục đích chung của doanh nghiệp. Điều này thấy rất rõ trong các công ty liên doanh. Các bên đối tác sẽ mang đến cho công ty liên doanh những văn hoá khác nhau của doanh nghiệp mình. Nó thể hiện rõ ở những khó khăn trong công tác quản lý, việc xác lập một phong cách quản lý chung dung hoà giữa các bên trong các công ty liên doanh, bởi vì mỗi bên nhìn nhận đối tác của mình theo con mắt riêng của họ.
* Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Các công ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hoá khác với giá trị văn hoá của các công ty TNHH và càng khác với giá trị văn hoá của các công ty nhà nước. Bởi vì bản chất hoạt động và điều hành cũng như ra quyết định của các công ty này khác nhau. Trong các công ty nhà nước, khi giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100% của nhà nước, lại hoạt động chủ yếu trong môi trường độc quyền và điều hành hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước thông qua thì tính chủ động và tự giác sẽ thấp
hơn các công ty tư nhân. Theo các nhà nghiên cứu thì các công ty nhà nước thường có giá trị văn hoá thích sự tuân thủ, ít chủ ý đến hoạt động chăm sóc khách hàng trong khi các công ty tư nhân lại có giá trị văn hoá hướng tới khách hàng và ưa thích sự linh hoạt hơn.
* Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hoá doanh nghiệp cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để mọi thành viên cùng chia sẻ, quan tâm doanh nghiệp đó có một hệ thống những định chế bao gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hảo của công việc, sự hài hoà giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động: Có quy trình, có kiểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của người lao động… thì sẽ tạo thành một thể thống nhất, tạo được sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát huy được cao nhất nguồn lực con người như năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu, năng lực tiếp thu và vận dụng công nghệ, năng lực khám phá thị trường…Với ý nghĩa như vậy, nguồn lực con người luôn có tính quyết định, đồng thời giúp cho doanh nghiệp vượt qua được những rủi ro lớn.