Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 48 - 52)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra những tiêu chí, những hệ tiêu chí khác nhau để đánh giá văn hóa các doanh nghiệp; nhưng tựu trung lại, một doanh nghiệp được coi là có văn hóa mạnh, văn hóa thúc đẩy năng lực cạnh tranh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Một là, kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, có tăng trưởng cao; đó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và thực hiện các nghĩa vụ xã hội;

- Hai là, xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phù hợp, cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp minh bạch, hợp lý, có tác dụng khuyến khích, động viên tính tích cực và sáng tạo của người lao động;

- Ba là, xây dựng được tập thể lao động (bao gồm cả cán bộ quản lý và công nhân, cả chủ và thợ) đoàn kết, hợp tác, có tinh thần tương thân tương ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng chung hưởng thành quả của doanh nghiệp, cùng chia sẻ khó khăn, cùng chung sức xây doanh nghiệp ngày càng phát triển, coi doanh nghiệp là gia đình lớn của mình;

- Bốn là, tuân thủ luật pháp, có đạo đức và văn hóa trong kinh doanh, tôn trọng khách hàng và có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn thiên nhiên.

Mỗi doanh nghiệp có thể dựa vào những yêu cầu này để tự đánh giá VHDN của mình đang ở mức nào, yêu cầu nào còn chưa đảm bảo để có kế

hoạch, biện pháp thực hiện, bổ sung, hoàn chỉnh. Một doanh nghiệp đã xây dựng thành công VHDN sẽ có ưu thế hơn những doanh nghiệp chưa xây dựng thành công trong thu hút nguồn nhân lực, những người có tâm, có tài về với doanh nghiệp mình, động viên được sức mạnh tinh thần để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, nếu tất cả đều có mục tiêu chung phù hợp thì doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh, còn nếu mỗi người có một mục tiêu riêng thì doanh nghiệp đó sẽ không phát triển được. Xây dựng VHDN chính là để xác định mục tiêu chung và thực hiện các giải pháp để mục tiêu chung đó trở thành hiện thực.

VHDN được cấu thành bởi hai nhóm giá trị chính là: giá trị vô hình và giá trị hữu hình. Như vậy, giá trị VHDN cũng được xem xét và đánh giá theo hai nhóm yếu tố cơ bản đó.

- Một là, các tiêu chí đánh giá giá trị văn hóa hữu hình:

Các giá trị VHDN hữu hình trước hết là hệ thống cơ sở hạ tầng. Hệ thống này bao gồm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị và khuôn viên của doanh nghiệp. Diện mạo bên ngoài cũng như bên trong của doanh nghiệp thể hiện những giá trị văn hóa hữu hình của doanh nghiệp và sẽ được công chúng và khách hàng đánh giá. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp cũng là một giá trị văn hóa hữu hình có tầm quan trọng đặc biệt. Sản phẩm của doanh nghiệp có thể coi là bằng chứng thể hiện những giá trị VHDN với thế giới bên ngoài. Hầu hết, các doanh nghiệp đều cố gắng hội tụ những giá trị văn hóa tốt nhất của mình trên chính sản phẩm được chào bán ra thị trường. Do vậy, có thể coi các yếu tố liên quan đến sản phẩm như là những tiêu chí để đánh giá về giá trị văn hóa của doanh nghiệp.

- Hai là, các tiêu chí đánh giá giá trị văn hóa vô hình:

+ Thái độ của người lao động đối với doanh nghiệp: Tiêu chí này xem xét thái độ của người lao động trong doanh nghiệp suy nghĩ như thế nào về doanh nghiệp của mình, sự tuân thủ những quy định cũng như ý thức xây

dựng tập thể để trở thành doanh nghiệp vững mạnh. Trong đó, lòng tự hào của người lao động về hình ảnh, thương hiệu và các giá trị truyền thống của doanh nghiệp là thước đo căn bản nhất.

+ Những cư xử của doanh nghiệp với khách hàng: hách hàng được coi là tài sản của doanh nghiệp, là đối tượng để doanh nghiệp phục vụ và thu về lợi nhuận. Tiêu chí này xem xét cách thức người lao động đối xử với khách hàng của mình như thế nào. Sự tôn trọng và tất cả vì phục vụ lợi ích của khách hàng sẽ trở thành nét văn hóa đẹp cho doanh nghiệp và sẽ tạo ra sự gắn bó của khách hàng.

+ Những ứng xử của doanh nghiệp với công chúng: Công chúng là một phần của doanh nghiệp. Trước sự đòi hỏi của sự phát triển bền vững thì chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định như vậy. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu như không có công chúng xung quanh ủng hộ. Do vậy, cách mà doanh nghiệp ứng xử ra bên ngoài như thế nào sẽ được công chúng đánh giá. Doanh nghiệp không thể vì lợi nhuận mà bắt công chúng phải gánh chịu những chất thải giống như trường hợp của công ty bột ngọt Vedan đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không lâu.

+ Cách ứng xử của người lao động với nhau: VHDN còn thể hiện qua cách mà người lao động trong DN ứng xử với nhau. Nó được thể hiện như mối quan hệ của những thành viên trong gia đình, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

+ Phương thức quản lý và bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp: Tiêu chí này khó lượng hóa được trong thực tiễn. Tuy nhiên, chúng ta có thể cảm nhận hoặc có thể đánh giá thông qua cách thức tổ chức doanh nghiệp cũng như hệ thống tiêu chuẩn trong quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có được những đánh giá cuối cùng về họ.

+ Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và giao tế với cộng đồng (nhân đạo, từ thiện): Đây là tiêu chí đánh giá về mức độ hòa đồng của doanh nghiệp với trào lưu của xã hội. Những hoạt động này góp phần làm

gia tăng hình ảnh về một doanh nghiệp năng động, khỏe mạnh và trẻ trung, đồng thời cũng thể hiện sự thân thiện với xã hội.

+ Các nguyên tắc, các hình thức đánh giá khen thưởng kỷ luật: Tiêu chí này giúp doanh nghiệp thể hiện được thái độ nghiêm túc và cầu thị trong việc hướng đến một môi trường làm việc công bằng và trong sạch hơn. Việc khen thưởng hay kỷ luật biểu thị thái độ sâu sát với hoạt động, hành vi của người lao động. Thể hiện sự kịp thời trong công tác quản lý người lao động nhằm tạo cho họ những điều kiện tốt nhất về cả vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, cũng nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm kỷ luật gây ảnh hưởng chung đến giá trị của doanh nghiệp.

Chương 3

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)