5. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân
Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:
- Ban lãnh đạo: Có quyền quyết định cao nhất. Ban này phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Đề ra hạn mức nợ quá hạn của ngân hàng; kiểm tra lại các quyết định tín dụng nếu thấy nghi ngờ không an toàn và có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng mình.
- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Có trách nhiệm duy trì một hình thức quản lý nợ quán hạn hoàn chỉnh và hiệu quả. Dự đoán các tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với môi trường pháp luật, với quy định của ngân hàng; thực hiện điều chỉnh khi xuất hiện những nợ quá hạn bất thường; xem xét trao quyền cho những cán bộ phụ trách tín dụng theo trình độ và năng lực; đánh giá các thông tin liên quan, tiến hành xử lý các khoản nợ quá hạn đó.
- Ban quản lý hạn ngạch tín dụng: Có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua các khoản tín dụng đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó.
- Ban đánh giá nợ quá hạn: Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin không tốt trong đầu tư gián tiếp; đưa ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.
- Quyền cấp tín dụng được uỷ nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.
- Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng không do một người quyết định mà là ba cán bộ tín dụng, những người này chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.
b. Kinh nghiệm ở Bankok Bank của Thái Lan
- Hoạt động tín dụng của Bankok Bank Thái Lan đã có sự thay đổi căn bản sau cuộc khủng hoảng tiền tệ để nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong hoạt động này. Sự thay đổi đó là:
+ Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Cụ thể, BangKok Bank đã chia bộ phận này thành hai bộ phận độc lập với nhau: Bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận thẩm định phải có báo cáo thẩm định tín dụng, gồm chiến lược và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng doanh nghiệp...
+ Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng.
+ Chấm điểm khách hàng: Thực hiện việc chấm điểm khách hàng, trên cơ sở đó xếp hạng uy tín tín dụng để xác định những khó khăn tiềm ẩn từ thấp đến cao. Căn cứ và xếp hạng tín dụng và nguy nợ quán hạn xảy ra để xác định khoản vay.
+ Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Quy định mức phán quyết tín dụng tăng dần theo số người tham gia quyết định: (1) Nếu khoản vay lớn hơn 10 triệu Bath đến dưới 100 triệu Bath, thì một người chịu trách nhiệm; (2) Nếu khoản vay lớn hơn hoặc bằng 100 triệu Bath đến dưới 3 tỷ Bath, thì phải qua hai người chịu trách nhiệm; (3) Nếu khoản vay lớn hơn hoặc bằng 3 tỷ Bath, thì phải qua Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định.
+ Giám sát khoản vay: Tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng; có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh nợ quán hạn.