Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển Việt Nam Ch

nhánh Nam Thái Nguyên

Thứ nhất, cần có sự phân định rõ chức năng các phòng, ban liên quan đến quy trình tín dụng đối với các khoản cho vay của khách hàng cá nhân;

Thứ hai, ngân hàng cần xây dựng mức nợ quá hạn, kiểm tra lại các quyết định tín dụng nếu thấy nghi ngờ không an toàn và có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng mình;

Thứ ba, cán bộ tín dụng trong ngân hàng, các phòng, ban cần tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà

nước, các cán bộ tín dụng cần có trình độ và năm công tác cao, yêu cầu phải kinh nghiệm làm công tác thẩm định;

Thứ tư, thực hiện việc chấm điểm khách hàng, trên cơ sở đó xếp hạng uy tín tín dụng để xác định những khó khăn tiềm ẩn từ thấp đến cao. Căn cứ và xếp hạng tín dụng và nguy cơ nợ quá hạn xảy ra để xác định khoản vay;

Thứ năm, cần cập nhật liên tục những thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng; có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh nợ quá hạn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản trị nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên?

- Nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên?

- Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên là gì?

- Giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV nam Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì điểm nghiên cứu ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Nam Thái Nguyên là một ngân hàng mới thành lập do chia tách chi nhánh nhưng có tốc độ phát triển mạnh nhất trên địa bàn. Mặc dù hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch chưa được rộng khắp so với các ngân hàng bạn như: Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Sông Công, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thị xã Sông Công, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Phổ Yên,... song quy mô và tốc độ tăng trưởng về tín dụng bán lẻ lớn nên sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng này.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ: (i) thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức; các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, các website. (ii) thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi.

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu, số liệu từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến quản trị nợ quá hạn tại NHTM, các báo cáo tổng kết của Ngân hàng nhà nước, các báo cáo tổng kết của BIDV nam Thái Nguyên.

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn, điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi.

- Đối tượng điều tra:

+ Lãnh đạo và các chuyên viên quản lý tín dụng khách hàng cá nhân của chi nhánh. - Quy mô mẫu:

+ Đối tượng điều tra là chuyên viên quản lý khách hàng cá nhân: Nghiên cứu chọn mẫu là các lãnh đạo, chuyên viên đã và đang quản lý khách hàng cá nhân tại Chi nhánh và các phòng GD là 65 người (trừ 15 người là bảo vệ, văn thư, tạp vụ và bộ phận kho quỹ). Phương thức thực hiện khảo sát, tác giả gửi bảng hỏi tới tất cả các đối tượng được điều tra sau đó thu lại bảng hỏi. Số bảng hỏi thu lại trong quá trình khảo sát là 62 phiếu và hợp lệ.

- Nội dung phiếu điều tra:

+ Phiếu điều tra lãnh đạo, cán bộ của Chi nhánh gồm các thông tin chủ yếu như: (1) Phần thông tin của đối tượng được điều tra về: vị trí công tác hiện tại, số năm kinh nghiệm; (2) Phần đánh giá về thực trạng công tác quản trị nợ quá hạn và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

- Các phương pháp tổng hợp:

+ Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

+ Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm SPSS 22.0.

+ Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, bao gồm: doanh số cho vay, doanh số thu nợ qua các năm,… để đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, nếu không so sánh thì dù sự thực có được khẳng định, vẫn không thể kết luận được. Cách so sánh thực hiện chủ yếu ở cách so sánh theo thời gian và không gian, so sánh giữa thực tế thực hiện so với kế hoạch đề ra hay so sánh giữa các nhóm nợ quá hạn với nhau, so sánh tăng trưởng qua các năm, so sánh năm sau với năm trước ...

Yếu tố đồng nhất khi thực hiện phương pháp so sánh trong đề tài thể hiện trên các mặt: đồng nhất về thời gian và không gian, đồng nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.

2.2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến làcác cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong công tác quản trị rủi ro, quản lý khách hàng cá nhân. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

2.2.4.4. Phương pháp dự báo

Trên cơ sở số liệu về cơ cấu và biến động của nguồn cho vay và nguồn thu nợ qua các năm mà chúng ta có thể thấy được xu hướng phát triển, biến động của hiện

tượng thông qua các số liệu dự báo quy luật biến động để từ đó có những dự báo về tình hình quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.

Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Hệ số dư nợ (Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động): Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt động thu lợi khác trong ngân hàng.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn

Số khách hàng nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ảnh số lượng khách hàng nợ quá hạn qua các thời kỳ, cho thấy khả năng kiểm soát và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng.

Tổng số nợ quá hạn:

- Theo thời gian, được xác định như sau:

𝑉 = ∑ 𝑉𝑖 + ∑ 𝑉𝑗 𝑚

𝑗=1 𝑛

𝑖=1

Vi: nợ quá hạn thời gian là ngắn hạn hoặc trung hạn Vj: nợ quá hạn thời gian là dài hạn

- Theo các khoản, được xác định như sau (1,2,3,4,5)

𝑉 = ∑ 𝑉𝑖 + ∑ 𝑉𝑗 𝑚

𝑗=1 𝑛

𝑖=1

Vi: nợ quá hạn các khoản 1, 2 Vj: nợ quá hạn các khoản 3, 4, 5

Nợ quá hạn các khoản 1, 2, 3, 4, 5 được phân loại theo nhóm nợ tín dụng được quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN [9].

Tỷ lệ nợ quá hạn (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ): Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng thu hồi nợ tốt, ít xảy ra nợ quá hạn và ngược lại.

Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dự nợ và nợ khó đòi/ nợ quá hạn: Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi được vốn

Đối với các chỉ tiêu đánh giá nội dung công tác quản trị nợ quá hạn của chi nhánh mang tính chất định tính được sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ với từ 1là rất kém và 5 là rất tốt. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá công tác quản trị nợ quá hạn của đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4.21 - 5.00 Rất tốt

4 3.41 - 4.20 Tốt

3 2.61 - 3.40 Trung bình

2 1.81 - 2.6 Kém

Chương 3

THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN -

CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển - Chi nhánh Nam Thái Nguyên nhánh Nam Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành phát triển

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Thái Nguyên (BIDV Nam Thái Nguyên).

- Tên quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - South Thai Nguyen Branch.

- Tên gọi tắt: BIDV Nam Thái Nguyên

- Địa chỉ: Số 478, Thị trấn Ba Hàng, Huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên. BIDV Nam Thái Nguyên được thành lập tại Quyết định số 1915/QĐ -HĐQT ngày 21/10/2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc mở chi nhánh Nam Thái Nguyên trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở chính đóng tại số 478 tiểu khu 5, Thị Trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên và 3 phòng giao dịch nằm trên địa bàn Thị xã Sông Công, Huyện Phổ Yên và phía Nam TP Thái Nguyên.

Chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2014 , Chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên là một trong những chi nhánh non trẻ nhất của hệ thống BIDV, trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh BIDV Thái Nguyên giàu truyền thống. Với mục tiêu phục vụ cho sự phát triển kinh tế của địa bàn kinh tế khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên mà trọng tâm là Khu Công nghiệp Yên Bình với sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế SAMSUNG, kéo theo một loạt các doanh nghiệp phụ trợ, khiến các hoạt động kinh tế khu vực này sôi động từ năm 2013. BIDV nắm bắt cơ hội phát triển hệ thống mạng lưới và tăng thị phần mạnh mẽ tại Thái Nguyên.

Qua hơn 4 năm hoạt động, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Thái Nguyên đã có sự phát triển vượt bậc, là một trong 50 chi nhánh hạng I (trên tổng số 127 chi nhánh) của toàn hệ thống BIDV. Để đạt được thành quả này, BIDV Nam Thái Nguyên

thực hiện sự đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt nghiệp vụ tạo ra sự phát triển vững chắc và chủ động hội nhập. Cơ cấu nguồn vốn đã được cải thiện một cách cơ bản phù hợp với sử dụng vốn, tỷ trọng các nguồn vốn đã được chuyển dịch hợp lý. Cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn- hiệu quả- phát triển bền vững. Thu từ dịch vụ ngày càng tăng dựa trên các hoạt động dịch vụ truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng cao. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, vị thế, thương hiệu của BIDV trên địa bàn.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng: BIDV Nam Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Nam Thái Nguyên cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại như chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.

- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 41)