Định hướng quản trị nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.2.Định hướng quản trị nợ quá hạn

Quản trị nợ quá hạn là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của các NHTM hiện nay nhằm phòng ngừa các rủi ro tín dụng phát sinh, đem lại sự an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững. Do vậy Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thái Nguyên đã đề ra các định huớng chủ đạo trong hoạt động quản trị nợ quá hạn nói chung và nợ quá hạn của khách hàng cá nhân nói riêng như sau:

Thứ nhất, BIDV nói chung và BIDV Nam Thái Nguyên nói riêng đều đã có các biện pháp cũng như hệ thống chính sách, quy định và các văn bản hướng dẫn về

quản lý nợ quá hạn và rủi ro tín dụng trong đó yêu cầu chú trọng đào tạo cán bộ, nâng cấp phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý rủi ro tín dụng tiên tiến, hướng theo thông lệ quốc tế.Cụ thể, BIDV đang khẩn trương hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới, chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro,chương trình quản lý nợ cơ cấu,hệ thống công cụ đo lường rủi ro tín dụng, chuẩn bị dữ liệu để tính toán PD, EAD, LGD tuân thủ theo Basel II. Hệ thống khởi tạo khoản vay (lOS) cũng đang được triển khai tích cực để hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng trong toàn hệ thống.

Thứ hai, coi trọng công tác phòng ngừa nợ quá hạn và rủi ro tín dụng. Ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin quản trị thông tin khách hàng với tất cả các phòng giao dịch trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các thông tin kinh tế xã hội có liên quan được phân tích đánh giá kịp thời. Khai thác thông tin từ nhiều nguồn để tìm kiếm các thông tin chính xác từ đó giúp cho việc phòng ngừa và điều hành hoạt động quản trị nợ quá hạn đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, thường xuyên phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Đặc biệt là nhóm khách hàng là tổ chức vay vốn để sản xuất kinh doanh, sau đó là nhóm khách hàng hộ gia đình, cá thể vay vốn để sản xuất có tính hàng hoá. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quyết định 493/2005-QĐ-NHNN và theo hướng dẫn tại Thông tư 02/20 1 3/TT- NHNN ngày 21 /01 /2013 của NHNN Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ tư, chủ động, tích cự xử lý rủi ro đối với các khoản vay vốn gặp rủi ro thông thường. Trường hợp rủi ro bất khả kháng như thiên tai sẽ trình NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để có biện pháp xử lý.

Thứ năm, xây dựng và giao kế hoạch về thu hồi nợ quá hạn, kế hoạch phân loại và phân nhóm nợ quá hạn, trích lập quỹ cho từng các chi nhánh phụ thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 88 - 90)