Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 96 - 117)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4.Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro

- Trước khi cho vay:Đối với tín dụng bán lẻ rủi ro có nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ việc bất cân xứng về mặt thông tin. Do đó, biện pháp thu thập thông tin cần thiết về khách hàng để phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt trước khi ra quyết định cho vay là rất cần thiết. Các thông tin về khách hàng cá nhân bao gồm thông tin về nhân thân, về sức khỏe, về nghề nghiệp, về khả năng tài chính, về hoạt động kinh doanh, về các mối quan hệ của khách hàng. Trong đó việc xem xét về lịch sử pháp lý (có tiền án tiền sự, mắc tệ nạn xã hội, ...), mối quan hệ tại địa phương của khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quan hệ, trả nợ ngân hàng sau này. Do đó, ngoài việc phân giao cán bộ tín dụng theo từng địa bàn tạo điều kiện để cán bộ nắm chắc thông tin từ địa phương, ban lãnh đạo chi nhánh cần tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan địa phương từ xóm, tổ dân phố, công an viên, chính quyền phường, xã: công an, địa chính... để xin thông tin khi cần thiết. Đồng thời cán bộ QLKH cần thu thập thông tin từ chính các khách hàng đã có quan hệ với BIDV tại địa bàn đó về khách hàng có nhu cầu vay vốn để kiểm chứng thông tin khách hàng cung cấp, để bổ sung thông tin cần thiết cho việc ra quyết định cho vay.

- Trong khi cho vay: Các bộ phận liên quan phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình, trình tự, thủ tục, mẫu biểu hồ sơ, hợp đồng đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật. Đặc biệt bộ phận quản lý rủi ro và quản trị tín dụng tại chi nhánh nâng cao chức năng kiểm soát, hậu kiểm đối với các hồ sơ pháp lý, tài chính, vay vốn, tài sản đảm bảo... nhằm giảm thiểu các rủi ro tác nghiệp. Mặt khác, việc thực hiện công chứng hợp đồng,

đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, của ngành... sẽ bảo vệ ngân hàng trong trường hợp khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ.

- Sau khi cho vay: Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, kiểm soát khách hàng: Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng bán lẻ theo định kỳ hoặc đột xuất trong việc chấp hành các quy chế, quy trình cho vay, trong thẩm quyền phán quyết, trong hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn, các điều kiện về nhận tài sản đảm bảo, thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo....phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Tăng cường kiểm tra thực tế khách hàng, tài sản hình thành sau đầu tư: các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh phải thực hiện định kỳ, đột xuất các đợt kiểm tra thực tế (trực tiếp đến cơ sở hoạt động, nơi sinh sống) đối với khách hàng:

Đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh: kiểm tra thực tế để nắm được diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh,các quan hệ mua bán, đầu vào, đầu ra của khách hàng....

Đối với cho vay tiêu dùng: khả năng tài chính, nghề nghiệp của khách hàng, kiểm tra hiện trạng của tài sản hình thành từ vốn vay, các yếu tố gây giảm giá đối với các tài sản là ô tô, nhà ở, quyền sử dụng đất....

Việc kiểm tra thực tế khách hàng là biện pháp tốt nhất để phát hiện các biến động về khách hàng một cách chính xác để đưa ra biện pháp ứng xử kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

KẾT LUẬN

Nợ quá hạn của ngân hàng là điều tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Công tác quản trị nợ quá hạn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại, để quản trị nợ quá hạn được tốt thì ngân hàng phải xây dựng kế hoạch kinh doanh, quy trình thẩm định cho vay, công tác kiểm tra, giám sát món vay, ... cần phải thực hiện tốt.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tế công tác Quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV nói chung và tại BIDV Nam Thái nguyên, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ngân hàng thương mại, nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại.

Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng công tác Quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Thái Nguyên trong thời gian 2015 – 2017. Về cơ bản, công tác Quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái nguyên đã đạt được một số thành công cơ bản như: BIDV Nam Thái nguyên đã xây dựng được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống quy trình hướng dẫn nghiệp vụ tốt để kiểm soát được nợ quá hạn. Tuy nhiên, Công tác QTNQH của BIDV Nam Thái nguyên vẫn tồn tại một số hạn chế như công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và công tác xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn chưa tốt; vẫn còn tồn tại yếu kém trong công tác thẩm định vốn vay,... Thứ ba, luận văn đã đề xuất bốn giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đến năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BIDV Nam Thái Nguyên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2015, 2016 và 2017. 2. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Giao thông

vận tải.

3. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 4. Nguyễn Đăng Dờn, (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất

bản Phương Đông.

5. Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu. Nhà xuất bản Lao động.

6. Joel Bessis (2012),Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

7. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010). 8. Luật các tổ chức tín dụng (2010).

9. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định của ngân hàng Nhà nước số18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

10. Ngân hàng Nhà nước (2013), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành kèm theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành kèm theo thông tư 09/2014/TT-NHNN. Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên. 2015-2017, Báo cáo tổng kết các năm 2015-2017.

13. Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài chính.

14. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

15. Bùi Quang Tín (2014), Phòng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Kinh tế TPHCM.

16. Bùi Quang Tín (2014), Quản trị quan hệ khách hàng tại các ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

17. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

18. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Website: 19. http://www.bidv.com.vn 20. http://www.vneconomy.com.vn 21. http://www.sbv.gov.vn 22. www.mof.gov.vn 23. http://www.thainguyen.gov.vn 24. http://www.cafef.vn 25. http://chinhphu.vn 26. http://wikipedia.org

PHỤ LỤC Phụ lục1

KẾT QUẢ PHÂN LOẠI NỢ, CAM KẾT NGOẠI BẢNG THEO HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CỦA BIDV

Phân loại Đặc điểm

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu

chuẩn)

- Các khoản nợ được BIDV đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Các cam kết ngoại bảng được BIDV đánh giá là khách hàng có

khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Nhóm 2

(Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ được BIDV đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Các cam kết ngoại bảng được BIDV đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu

chuẩn)

- Các khoản nợ được BIDV đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất.

- Các cam kết ngoại bảng được BIDV đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Nhóm 4

(Nợ nghi ngờ)

- Các khoản nợ được BIDV đánh giá là có khả năng tổn thất cao. - Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng

mất vốn)

- Các khoản nợ được BIDV đánh giá là không còn khả năng thu - Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Phụ lục 2

QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN

Mục 1: Tiếp thị và đề xuất tín dụng (1.5 ngày làm việc)

Bước Quy trình thực hiện

Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

1 Tiếp thị PKHCN/PGD Chủ động giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV.

2

Tư vấn và hoàn

thiện hồ sơ tín dụng CBQLKHCN

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hoàn thiện hồ sơ tín dụng (hồ sơ về pháp lý; hồ sơ chứng minh năng lực tài chính; tài liệu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; hồ sơ bảo đảm tiền vay,…)

3

Tiếp nhận và kiểm

tra hồ sơ CBQLKHCN

- Ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ

- Đối với hồ sơ về tài sản bảo đảm: Tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm là bản sao (sau khi đã đối chiếu với bản gốc tài sản bảo đảm của khách hàng). 4 Đánh giá, phân tích khách hàng, khoản cấp tín dụng PKHCN/PGD

Đánh giá, phân tích hồ sơ khách hàng (thông tin nhân thân; mục đích vay vốn/bảo lãnh;năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng;…) 5 Đánh giá về tài sản bảo đảm khoản cấp tín dụng PKHCN/PGD Tổ định giá TSBĐ

Theo quy định hiện hành của BIDV về giao dịch bảo đảm trong cho vay.

6 Lập đề xuất tín dụng PKHCN/PGD Báo cáo đề xuất tín dụng

7

Phê duyệt đề xuất tín dụng

LĐPKHCN/ LĐPGD PGĐQLKHCN

- Trường hợp không qua thẩm định rủi ro: Phán quyết tín dụng theo thẩm quyền, thực hiện tiếp bước 13.

- Trường hợp qua thẩm định rủi ro tại Chi nhánh: Ký kiểm soát trước khi chuyển hồ sơ sang bộ phận QLRR theo bước 8.

- Trường hợp trình Trụ sở chính phán quyết tín dụng:

Cấp thẩm quyền ký kiểm soát và thực hiện tiếp bước 11.

Mục 2: Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng - Tại Chi nhánh (2 ngày làm việc)

Bước Quy trình thực hiện Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

8 Bàn giao hồ sơ sang

bộ phận QLRR PKHCN/PGD Lập Biên bản giao nhận hồ sơ

9

Tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và lập báo cáo

thẩm định rủi ro

PQLRR Đánh giá, thẩm định rủi ro và lập

Báo cáo thẩm định rủi ro.

10 Phán quyết tín dụng Cấp thẩm quyền

Phê duyệt của cấp có thẩm quyền trên báo cáo thẩm định rủi ro chính là phán quyết tín dụng.

Cấp thẩm quyền căn cứ theo Quy định về phân cấp thẩm quyền trong tín dụng bán lẻ.

- Trường hợp trình Trụ sở chính (4 ngày làm việc)

Bước Quy trình thực hiện Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

11 Hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính:

PKHCN/PGD đầu mối hoàn thiện hồ sơ trình

Trụ sở chính (Ban QLRRTD đầu mối tiếp

nhận).

PKHCN/PGD PGĐQLKHCN/

GĐ CN

Hồ sơ trình Trụ sở chính gồm:

-Công văn gốc đề nghị phê duyệt tín dụng (PGĐQLKHCN/GĐ CN phê duyệt)

- Báo cáo đề xuất tín dụng do Lãnh đạo CN ký (01 bản photo)

- Hồ sơ tín dụng của khách hàng (01 bộ photo).

12 Phán quyết tín dụng (theo Quy định phân cấp thẩm quyền trong

hoạt động TDBL của BIDV)

-Hoàn thiện Báo cáo thẩm định rủi ro

- Văn bản phán quyết tín

Ban QLRRTD Cấp thẩm quyền

- Cán bộ Ban QLRRTD đánh giá, lập

Báo cáo thẩm định rủi ro và trình Lãnh đạo Ban QLRRTD phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc ký kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền cao hơn.

- Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận/từ chối cấp tín dụng, cán bộ Ban QLRRTD soạn thảo văn bản gửi

dụng gửi Chi nhánh Chi nhánh.

Mục 3: Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt (1 ngày)

Bước Quy trình thực hiện Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

13 Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng PKHCN/PGD Cấp thẩm quyền - Chấp thuận cấp tín dụng: Soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay trình cấp có thẩm quyền ký kết Hợp đồng với khách hàng.

Các mẫu biểu về Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo Quy định hiện hành về Bộ mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay của BIDV.

- Từ chối cấp tín dụng: Chi nhánh chủ động quyết định cách thức thông báo tới khách hàng (bằng văn bản/email/điện thoại…) trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng. 14 Hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm - Tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ. - Thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký GDBĐ và mua bảo hiểm tài sản

theo quy định. - Nhập kho hồ sơ

PKHCN/PGD Kho quỹ

- Lập Biên bản giao nhận giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố theo Quy định hiện hành về Bộ mẫu Hợp đồng bảo đảm tiền vay của BIDV. - Thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và mua bảo hiểm tài sản theo quy định.

- Lập Phiếu nhập kho hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố để bàn giao hồ sơ

TSBĐ. gốc tài sản bảo đảm cho Kho quỹ.

Mục 4: Giải ngân/Phát hành bảo lãnh

Bước Quy trình thực hiện Bộ phận

triển khai Công việc cụ thể

15 Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân/ hồ sơ phát hành bảo lãnh và điều kiện

bảo lãnh

PKHCN/PGD Kiểm tra tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay/bảo lãnh

16 Đề xuất và quyết định giải ngân/phát hành

bảo lãnh

a) Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh PKHCN/PGD PQTTD Cấp thẩm quyền

Đối với cho vay: Hoàn thiện, ký

Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân.

Đối với bảo lãnh: Hoàn thiện, ký

Giấy đề nghị bảo lãnh kiêm HĐ cấp bảo lãnh cụ thể. Đồng thời, soạn thảo nội dung Thư bảo lãnh/Cam kết bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh và bàn giao toàn bộ hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 96 - 117)