Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 84 - 87)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2.Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Từ kết quả phân tích thực trạng quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân, và phân tích nguyên nhân gây ra nợ quá hạn tại BIDV Nam Thái Nguyên, các vấn đề

cần quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nợ quá hạn tại BIDV Nam Thái Nguyên trong thời gian tới là:

- Nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên đã và đang xuất hiện theo xu hướng ngày càng tăng: điều này thể hiện qua chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng nhanh (cụ thể tại bảng 3.12). Tổng dư nợ qua các năm 2015-2107 tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ cũng tăng cho thấy đây là sự cảnh báo những dấu hiệu và hệ quả của các tác động không tích cực đến chất lượng tín dụng tại BIDV Nam Thái Nguyên. Đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi công tác quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân trong thời gian tới cần phải giải quyết.

- Quy trình cấp tín dụng còn bất cập: Hiện nay, việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… để trình duyệt thường kém tính khách quan đó họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ; cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, TSĐB. Với khối lượng công việc lớn như vậy lại phải chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.

- Công tác thẩm định, kiểm soát trước và sau khi cho vay còn chưa tốt: thực tế những năm qua cho thấy, công tác kiểm soát các khoản nợ quá hạn chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những khoản nợ đã xuất hiện những dấu hiệu như không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…; khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt; chất lượng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay chưa cao, nhiều báo cáo thẩm định và kiểm tra chưa đạt yêu cầu. Các loại nợ quá hạn và các biện pháp ngăn ngừa nợ quá hnj của khách hàng không được đề cập kỹ trong các báo cáo. Tình trạng này là do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp, hoặc các khoản nợ quá hạn đã phát sinh....Vì thế tính chủ động ứng phó với nợ quá hạn chưa cao. Điều này cũng làm ảnh hưởng không

nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả công tác quản trị nợ quá hạn tại BIDV Nam Thái Nguyên trong thời gian qua.

- Các công cụ trong quản trị, kiểm soát và tài trợ rủi ro còn ít: tại BIDV Nam Thái Nguyên, nợ xấu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Tuy nhiên các công cụ trong quản trị, kiểm soát các khoản tín dụng có vấn đề còn ít. Chủ yếu việc tài trợ các khoản nợ xấu đều sử dụng bằng quỹ dự phòng RRTD để xử lý. Ngân hàng chưa xây dựng được mô hình giúp cảnh báo rủi ro ngành, theo tài sản bảo đảm, theo luồng tiền. Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro như: hướng khách hàng mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay cũng chưa được chú ý đến. Trong khi đó, việc chỉ đạo xử lý thu hồi nợ quá hạn đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định nhưng tiến độ xử lý còn chậm, hiệu quả chưa cao.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ của BIDV Nam Thái Nguyên còn có những bất cập: một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đầy đủ và nhìn nhận được tầm quan trọng của nợ quá hạn. Từ đó dẫn đến việc một số cán bộ chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm đã được hướng dẫn khách hàng cũng như thẩm định những dự án lớn. Các cán bộ tín dụng vẫn làm theo quan điểm cá nhân, dựa vào thông tin khách hàng cung cấp để đánh giá thực trạng tài chính, năng lực của khách hàng do đó đánh giá sai về dự án

Đây là những vấn đề hiện đang đặt ra cần quan tâm giải quyết bằng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QTNQH của khách hàng cá nhân của BIDV Nam Thái Nguyên

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

- CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 84 - 87)