Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 92 - 95)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2.Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

* Cơ sở của giải pháp:

Trong điều kiện các ngân hàng cùng cung cấp các dịch vụ tài chính như nhau và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng thì nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của ngân hàng. BIDV Nam Thái Nguyên là chi nhánh mới thành lập ở phía nam tỉnh Thái Nguyên, đã thu hút được đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, nhiệt tình nhưng năng lực và kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng còn yếu.

Bên cạnh đó, để quản trị được nợ quá hạn thì thành thạo nghiệp vụ tín dụng đối với các cán bộ QLKH là rất quan trọng. Bởi vì, cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, cán bộ có trình độ giỏi sẽ có khả năng phát hiện và khai thác những cơ hội để tìm lợi nhuận, phát hiện và ngăn ngừa nợ quá hạn có thể xảy ra.

* Mục tiêu của giải pháp:

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định TSĐB, duyệt hồ sơ vay đến kiểm soát nợ sau khi vay vốn của khách hàng.

* Nội dung của giải pháp:

Công tác đào tạo đối với cán bộ: kết hợp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ với đào tạo về kỹ năng giao tiếp, phong cách giao dịch và quy tắc ứng xử với khách hàng. Đồng thời với việc tạo cơ chế động lực đối với cán bộ để nâng cao năng suất lao động.

Về chuyên môn nghiệp vụ

Trong thời đại ngày nay, bất cứ ngân hàng nào muốn phát triển đều cần hội tụ 3 yếu tố: vốn, công nghệ và con người, trong đó con người là yếu tố quyết định. Yếu tố con người là tâm điểm của mọi sự phát triển, do vậy công tác đào tạo phát triển

nguồn nhân lực đều được các ngân hàng hết sức quan tâm nhằm nâng cao khả năng và chất lượng tư vấn cũng như thái độ phục vụ khách hàng.

- Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và khả năng thẩm định khách hàng.

+ Chi nhánh cần phải đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ nhân viên để có kế hoạch đào tạo và tiến hành phân công công việc cho phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, trên cơ sở đó giúp cho cán bộ nhân viên ngân hàng ý thức được phải tự nâng cao trình độ, chủ động trau dồi kiến thức, có ý thức phấn đấu vươn lên trong quá trình công tác.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ đi đào tạo các khóa học của ngành cũng như những khóa học liên quan trực tiếp đến công việc hoặc đề xuất những khóa học, nội dung đào tạo thiết thực và tổ chức khóa đào tạo riêng phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh.

+ Thường xuyên rà soát, kiểm tra trình độ của cán bộ nhân viên để loại bỏ những cán bộ kém năng lực, phẩm chất làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh đồng thời tạo điều kiện cho các cán bộ ngân hàng có thể phát huy năng lực của mình đặc biệt là những cán bộ trẻ.

Mặc dù hiện tại, nợ xấu trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên bằng 0, song hoạt động này vẫn tiềm ẩn rủi ro trong tương lai nhất là khi quy mô hoạt động này tăng lên. Đồng thời với định hướng: “Thực hiện tăng trưởng tín dụng bán lẻ phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo phát triển bền vững” thì việc nâng cao chất lượng thẩm định tại ngân hàng cần phải được thực hiện song song bên những giải pháp có tính chất tăng trưởng tín dụng bán lẻ.

+ Để nâng cao chất lượng thẩm định, cũng như chất lượng tín dụng, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi cán bộ làm công tác thẩm định phải tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường và khả năng phân tích , đánh giá đối với từng khách hàng.

ngân hàng nên phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể. Một mặt tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà khách hàng đệ trình, mặt khác cần phải có cán bộ đi thực tế, tìm hiểu và thẩm định năng lực thực sự của khách hàng. Không chỉ căn cứ vào thông tin một chiều từ phía khách hàng cung cấp, ngân hàng phải có được thông tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích để quyết định việc cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.

Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên

Kỹ năng giao tiếp của nhân viên ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng tạo ấn tượng tốt đẹp, sự tin tưởng nhất của khách hàng với ngân hàng, quyết định đến việc họ trở thành khách hàng của ngân hàng. Chính vì vậy, bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ, sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm tín dụng để tư vấn khách hàng thì nhân viên ngân hàng cần nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như nghiêm túc tuân thủ phong cách giao dịch và quy tắc ứng xử do BIDV ban hành trong giao tiếp đối với khách hàng. Do đó, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo về phong cách giao dịch và quy tắc ứng xử đối với khách hàng cho toàn bộ cán bộ nhân viên chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ mới tuyển dụng. Việc đào tạo này nhằm mục tiêu:

+ Xây dựng phong cách làm việc năng động, trẻ trung, hiện đại trong toàn đội ngũ lao động của BIDV

+ 100% cán bộ có kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên sâu, có phong cách làm việc chuyên nghiệp;

+ 100% cán bộ được tham gia các lớp đào tạo kỹ năng mềm, phong cáchgiao dịch và kỹ năng ứng xử, giao tiếp, xử lý tình huống, kể cả lái xe, bảo vệ và lễ tân;

+ 100% cán bộ được đào tạo về văn hóa BIDV, kế hoạch - chiến lược BIDV, được đào tạo 02 bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.

Hiện tại BIDV đã ban hành quy định cụ thể về phong cách giao dịch cũng như đưa 02 bộ quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. Tuy nhiên việc thực hiện chưa triệt để và nghiêm túc. Việc nâng cao nhận thức của cán bộ và đưa ra chế tài thực hiện là điều rất cần thiết nhằm mục tiêu mang đến cho khách hàng của BIDV cảm giác thoải mái, thân thiện và hài lòng với phương châm, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Tạo động lực cho cán bộ

Bên cạnh việc quan tâm tới đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như về các kỹ năng giao tiếp ứng xử của nhân viên, Chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên cần tiếp tục triển khai và hoàn thiện cơ chế động lực trong công tác phát triển tín dụng bán lẻ tại đơn vị để đẩy mạnh công tác bán hàng và tăng năng suất lao động. Chính sách động lực nhằm vào hai phương diện chính đó là cơ chế khuyến khích thưởng bằng tiền và ghi nhận thành tích xét thi đua khen thưởng làm cơ sở phát triển, quy hoạch cán bộ lãnh đạo. Cơ chế động lực phải đảm bảo các tiêu chí: minh bạch, công bằng, rõ ràng, dễ ghi nhận và đánh giá. Hiện tại Chi nhánh đã bắt đầu triển khai và có kết quả nhất định, trong thời gian tới cần đánh giá và hoàn thiện các tiêu chí để cơ chế này ngày càng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 92 - 95)