5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng
* Cơ sở của giải pháp:
Công tác thẩm định hồ sơ vay là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nợ quá hạn của ngân hàng (theo kết quả khảo sát của tác giả ở chương 3). Ngoài ra, trước nhu cầu vốn đa dạng, phong phú về sản phẩm cho vay cũng như loại hình khách hàng, việc nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản trị nợ quá hạn.
* Mục tiêu của giải pháp:
Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay; hoàn thiện chính sách khách hàng hướng tới việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian xử lý nhanh chóng, thủ tục đơn giản rõ ràng và minh bạch đồng thời đánh giá chính xác được TSĐB, phương án kinh doanh của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định phê duyệt hồ sơ vay vốn chính xác, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
* Nội dung của giải pháp:
Quy trình tín dụng ngân hàng phải hướng tới việc đơn giản hóa về mặt thủ tục, nhanh chóng về thời gian tác nghiệp tuy nhiên luôn phải bảo đảm bảo phù hợp với xu hướng hiện đại của hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay, giảm bớt phiền hà, đem lại sự hài lòng cho khách hàng tuy nhiên bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế.
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình cho vay hợp lý vừa góp phần nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng vừa đảm bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng.
Hỗ trợ, tư vấn khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ một cách chu đáo, đầy đủ, chi tiết và cụ thể tránh việc khách hàng phải làm đi làm lại hoặc đi lại nhiều lần.
Hiện nay, BIDV đã ban hành chính sách khách hàng đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tuy nhiên nhiều tiêu chí đánh giá chấm điểm để đưa ra
chính sách còn mang tính chất định tính, chưa cụ thể và rõ ràng. Khiến cho kết quả chấm điểm còn mang nhiều nhận định chủ quan của cán bộ QLKH. Do đó, cần hoàn thiện, cụ thể hóa, minh bạch hóa các tiêu chí để kết quả chấm điểm được khách quan hơn. Mặt khác, cần đưa ra các cách ứng xử cụ thể và toàn diện hơn đối với các đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó tạo ra động lực khuyến khích, thúc đẩy sự gia tăng tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ.
Chăm sóc khách hàng: sau khi giao dịch với chi nhánh ngay cả khi khách hàng rất hài lòng về sản phẩm tín dụng bán lẻ của chi nhánh song nếu chi nhánh không có các biện pháp để giữ chân khách hàng thì có thể dẫn đến mất khách hàng bởi các đối thủ cạnh tranh khác của chi nhánh. Chi nhánh có thể tăng cường củng cố mối quan hệ với khách hàng thông qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng, các cuộc đối thoại, có các hình thức trao đổi với khách hàng, lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng đối với việc thực hiện hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh để có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đối với khách hàng quan trọng (VIP), khách hàng thân thiết có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo như tặng quà,hoa,thiệp mừng vào các dịp đặc biệt như lễ, tết, sinh nhật, …
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Áp dụng các phần mềm về thẩm định, giúp đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng.
Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác.
Trong quá trình thẩm định cần chú ý đến uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho Ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư. Đồng thời cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhậy của dự án đó để xem
xét quyết định cho vay.
Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.
Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.