Thực trạng công tác Quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 65 - 80)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Thực trạng công tác Quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân

3.3.2.1.Xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn

Tại BIDV Nam Thái Nguyên luôn xác định xây dựng những kế hoạch, mục tiêu nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn một cách cụ thể, chặt chẽ. Lập kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch nợ quá hạn để từ đó có những chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ vay quá hạn một cách chủ động.

Kế hoạch kiểm soát nợ của BIDV Nam Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 3.8:

Bảng 3.8. Kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn của BIDV từ 2016 - 2018

TT Chỉ tiêu KH 2015 KH 2016 KH2017

I

Tăng trưởng bình quân tổng dư nợ Tăng 15 - 18%

Tăng 18 - 20%

Tăng 22 - 25%

1 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp Tăng 15% Tăng 18% Tăng 22% 2 Dư nợ tín dụng cá nhân (bán lẻ) Tăng 18% Tăng 20% Tăng 25%

II Chất lượng tín dụng

1 Tỷ lệ dư nợ nhóm II/TDN (%) 1% 1% <1,5%

2 Tỷ lệ nợ xấu (%) <1% <1% <2%

3 Tỷ lệ nợ quá hạn/TDN <2% <2% <3%

Tỷ lệ DPRR chung 0,75% 0,75% 0,75%

Như vậy, BIDV Nam Thái Nguyên luôn xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và nợ xấu cho từng năm theo các chỉ tiêu cụ thể như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích DPRR, ... nhằm đảm bảo có sự chuẩn bị tốt hơn với các tình huống xấu phát sinh.

Theo đó, để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV Nam Thái Nguyên ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ) theo kế hoạch năm 2018, Ngân hàng BIDV yêu cầu các chi nhánh phải thực hiện các giải pháp xử lý nợ quá hạn và nợ xấu theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Chỉ thị số 02 ngày 23/2/2016 về tăng cường bảo đảm an toàn và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, ...

Các chi nhánh trong đó có BIDV Nam Thái Nguyên cũng phải tập trung đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn và nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC, đôn đốc thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, hỗ trợ khởi kiện khách hàng và phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án có hiệu lực và các hình thức khác; kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu, nợ quá hạn.

3.3.2.2. Xây dựng quy chế, quy trình cho vay

Trong công tác xây dựng về quy chế, quy định cho vay trước tiên ngân hàng BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên vẫn phải bám sát theo những quy định chung của ngân hàng BIDV Việt Nam, của ngân hàng nhà nước, theo luật các Tổ chức tín dụng và theo Luật doanh nghiệp để từ đó có những định hướng cụ thể cho ngân hàng BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

• Các quy định cho vay vốn gồm:

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng thực hiện đúng và đủ các quy định và điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên đã có các quy định cho vay đó là sự phối hợp giữa Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Quản trị rủi ro, Phòng Quản trị tín dụng và các Phòng ban có liên quan sau đó trình lên Ban Giám đốc để xem xét lại việc xây dựng quy định cho vay.

Thực tế của những quy định cho vay nhằm đưa ra những định hướng cụ thể cho từng Chi nhánh tại các địa phương khác nhau, như vậy ngoài các quy định kể trên còn phải nói đến những quy định tại địa bàn nơi ngân hàng để xây dựng quy định cho vay sao cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn phải dựa trên nghị quyết của Hội đồng quản trị và thông thường tỷ lệ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 40%/tổng dư nợ cho vay.

Cho vay phải có tài sản đảm bảo, vốn tự có tham gia vào phương án phải là 70% đối với hộ, cá thể và là 50% đối với loại hình vay vốn là doanh nghiệp.

Tuy đạt được những kết quả như trên, trong các quy định, quy chế cho vay còn gặp phải không ít những khó khăn, tồn tại đó là:

- Quy chế, quy định về cho vay còn cứng nhắc, chưa linh hoạt cho từng địa bàn trong thành phố và các huyện đặc biệt là đối với thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình, mỗi địa phương có những mức độ cạnh tranh cũng như những ngoại cảnh tác động như: yếu tố địa phương, thói quen khách hàng, vị trí địa lý, ...

- Quy chế cho vay chưa được thông thoáng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

3.3.2.3. Thẩm định khách hàng vay vốn

Trong công tác cho vay thì công tác thẩm định là nhân tố cơ bản quyết đến sự thành công của món vay. Thực tế tại BIDV Nam Thái Nguyên thì công tác thẩm định rất được chú trọng, do đó, khi khách hàng vay vốn, ngân hàng sẽ thực hiện quy trình thẩm định như sau:

- Ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.

- Ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay.

- Ngân hàng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Ngân hàng áp dụng quy trình phê duyệt tập trung đối với tất cả các khoản vay, khi các chi nhánh tiếp nhận được hồ sơ vay vốn thì luân chuyển hồ sơ sang hệ thống nội bộ của ngân hàng. Sau đó hồ sơ được chuyển sang bộ phận thẩm định. Sau khi

xong ở bộ phận thẩm định, hồ sơ được luân chuyển sang phê duyệt và cuối cùng hồ sơ vay vốn được chuyển sang bộ phận giải ngân cho khách hàng.

Nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đã được quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 3 bước như sau:

* Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ pháp lý:

- Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ kinh tế (tài chính) - Hồ sơ vay vốn

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

* Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn:

- Địa vị pháp lý và tư cách của khách hàng vay vốn

- Phương thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hướng kinh doanh. - Tình hình thu nhập và tài chính của khách hàng.

- Quan hệ với các tổ chức tín dụng.

* Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay vốn (đối với vay vốn kinh doanh):

- Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án.

- Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra. - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào. - Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án vay vốn. - Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của phương án kinh doanh.

Trên cơ sở đó, tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định có thể phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đó, lãnh đạo ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay đối với từng phương án kinh doanh.

Bảng 3.9 cho thấy, về cơ bản trong những năm từ 2015-2017 tại ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên đều có lượng khách hàng khá ổn định, số tiền giải ngân được cho các dự án khá nhiều và vòng quy vốn khá ổn định.

Bảng 3.9. Kết quả thẩm định cho vay tại BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016

Số lượng KH vay vốn Người 903 1251 1630 1,385 1,303 Số lượng KH thẩm định Người 874 1226 1597 1,403 1,303 Số lượng KH được vay Người 853 1202 1565 1,409 1,302 Số lượng KH không được vay Người 21 24 32 1,143 1,333 Tổng số tiền đã được thẩm định Tỷ đồng 632 739 903 1,169 1,222 Số tiền đã giải ngân Tỷ đồng 597 695 850 1,164 1,223 Số tiền không giải ngân Tỷ đồng 35 45 53 1,154 1,178

Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Mặc dù chi nhánh mới được thành lập đầu năm 2014 nhưng ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên đã từng bước vượt qua khó khăn. Cụ thể, trong những năm từ 2015-2017, số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên ngày một tăng lên đáng kể (bình quân tăng trên 60%/năm giai đoạn), số tiền giải ngân được khá nhiều và vòng quay của vốn khá ổn định. Tuy nhiên, trong công tác thẩm định cũng còn những tồn tại như sau:

- Trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm định món vay, thẩm định khách hàng chưa cao, nhiều lúc vẫn mang tính làm việc cho xong.

- Chưa phân quyền cụ thể đến từng cán bộ thẩm định, mức phán quyết theo từng năng lực của mỗi cá nhân, hiện tại vẫn đang thực hiện một cách chung chung.

- Chưa gắn trách nhiệm chặt chẽ vào tỷ lệ nợ quá hạn mà cá nhân gây ra cho món vay, cho tổng dư nợ của mình.

Như vậy, thông qua việc quá trình thẩm định,ngân hàng mới có cái nhìn toàn diện về dự án;đánh giá về nhu cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

3.3.2.4. Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng

Khách hàng vay vốn tại ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên và thực hiện đúng các quy định, điều khoản khi vay vốn bao gồm:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Ngân hàng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay.

- Ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên có trách nhiệm và quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy trình và hướng dẫn của ngân hàng BIDV Việt Nam, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Kiểm tra trước khi cho vay đó là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện cho vay vốn theo quy định.

+ Kiểm tra trong khi cho vay là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và các yếu tố chứng từ. Sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn.

+ Sau khi cho vay vốn chậm nhất 15 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo tiền vay. Riêng đối với hộ gia đình sản xuất khách hàng vay bằng cầm cố giấy tờ có giá. Giám đốc ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên quy định cụ thể bằng văn bản việc kiểm tra sau khi cho vay.

- Nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

+ Kiểm tra biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án, đánh giá hiệu quả của dự án, phương án vay vốn.

+ Kiểm tra hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay (số lượng, giá trị...).

+ Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ dự án, tiền lương, thu nhập khác...); phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ.

+ Kiểm tra, xác định mức độ thiệt hại của dự án, phương án đầu tư của khách hàng vay khi gặp rủi ro bất khả kháng (bão lụt, cháy nổ, dịch bệnh...)

Trong những năm qua, với những kết quả kiểm soát được nợ quá hạn trong kế hoạch nhằm đạt được những chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận kế hoạch là sự đóng góp rất to lớn của công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay. Điều này được thể hiện ở bảng 3.10:

Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay tại BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016

Số lượng KHCN đã được giải ngân

Người 853 1202 1565 1,409 1,302

Tổng số tiền đã giải ngân Tỷ đồng 597 695 850 1,164 1,223 Số lượng KH sử dụng vốn

vay sai mục đích

Người 8 14 10 1,75 0,714

Doanh số cho vay sai mục đích Tỷ đồng 8,6 13,3 10,7 1,55 0,805

Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Bảng trên cho thấy số lượng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và doanh số cho vay sai mục đích đã thuyên giảm đáng kể, đưa hoạt động cho vay vào hoạt động ổn định hơn, giảm thiểu những rủi ro trong tín dụng điều này chứng tỏ khâu kiểm tra, giám sát vốn vay được thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn tồn tại những vấn đề sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 65 - 80)