Kết quả các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng BIDV Nam Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 53 - 57)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.4. Kết quả các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng BIDV Nam Thá

Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

3.1.4.1. Môi trường kinh doanh

Giai đoạn 2015-2017 là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Nguyên nhân phải kể đến vào năm 2014, khả năng thanh khoản của nền kinh tế thấp, dẫn đến nhiều ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề, thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản giảm giá….nên mặc dù những tháng cuối năm lãi suất cho vay liên tục giảm nhưng chi phí tài chính vẫn còn tương đối cao, làm cho tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu gia tăng. Đến năm 2015 kinh tế thế giới đã phục hồi nhưng chưa bền vững và đồng đều, lạm phát có xu hướng giảm. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, thị trường vàng diễn biến ổn định. Bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, tuy kinh tế xã hội của tỉnh đã có những khởi sắc, chuyển biến đáng kể, nhưng vẫn còn có những bất cập, khó khăn phát sinh từ những năm trước chưa được giải quyết gây áp lực cho SXKD như: hàng tồn kho, sức mua yếu, tỷ lệ nợ cấu ở mức cao, thị trường bất động sản chậm phục hồi, nhiều ngành hàng sản xuất gặp khó khăn do ảnh hưởng tác động của thị trường thế giới đặc biệt là sự sụt giảm sâu của giá dầu và cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt làm cho hoạt động SXKD của nhiều DN tiếp tục gặp khó khăn. Thị trường đầu ra vẫn còn nhiều khó khăn nhất là một số ngành như vật liệu xây dựng, bất động sản,… Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

3.1.3.2. Kết quả kinh doanh

Là một chi nhánh mới hoạt động được hơn 4 năm trên một địa bàn hoàn toàn mới, với rất nhiều khó khăn, thời gian đầu chủ yếu là xâm nhập thị trường và thiết kế nền khách hàng. Hơn nữa tình hình môi trường kinh doanh từ năm 2014 đến nay đang bất lợi, thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp theo chiều hướng xấu. Mặc dù vậy, với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh cùng nhau khắc phục vượt qua khó khăn, sau gần 3 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã đạt được những kết quả tương đối khả quan về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bán lẻ của BIDV Nam Thái Nguyên nói riêng. Các chỉ tiêu về quy mô, hiệu quả đều có mức tăng trưởng khá, cơ bản hoàn thành kế hoạch, các chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng đều đạt và chuyển dịch theo đúng định hướng của BIDV.

Bảng 3.2. Kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh(%)

2016/2015 2017/2016

1 Huy động vốn CK 2410 2280 2306 94,606 101,140 2 Doanh số cho vay 1692 2785 3050 164,6 109,515 3 Doanh số thu nợ 815 2448 2591 300,4 105,842

4 Dư nợ TDCK 2990 3327 3786 111,271 113,796

Bán lẻ 743 890 1086 119,785 122,022

5 LNTT 65,44 79,05 96,13 120,798 121,607

6 Số cán bộ 71 75 80 105,634 106,667

7 LNTT bình quân đầu người 0,9216 1,054 1,202 114,366 114,042 8 Thu nhập ròng bán lẻ 32,64 41,83 55,21 128,156 131,987

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Nam Thái Nguyên các năm 2015-2017)

Nhìn vào bảng so sánh các chỉ tiêu kinh doanh, cột so sánh % để thấy được sự tăng trưởng tốt của BIDV Nam Thái Nguyên. Dù mới bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2015 đến nay nhưng các chỉ tiêu quan trọng như huy động vốn, dư nợ tín dụng đều tăng trưởng vượt bậc, đem lại thu nhập ổn định cho người lao động. Cụ thể:

Huy động vốn tuy chỉ đạt tăng trưởng mạnh vào năm 2015, có sự giảm nhẹ vào năm 2016 và năm 2017, nhưng con số đạt được lại khá ấn tượng. Cụ thể đến hết năm 2015 huy động vốn tăng trưởng 32,05% so với năm 2014, đưa mức huy động vốn dân cư đạt mức 2410 tỷ đồng. Năm 2016, ghi nhận sự giảm nhẹ về chỉ tiêu này, giảm 5,4% so với năm 2015. Kết thúc năm 2017, tổng nguồn huy động vốn đạt số tuyệt đối là 2306 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 14 % so với năm 2016.

Ngay khi bước vào hoạt động tại chi nhánh mới, xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh các mặt hoạt động của chi nhánh nhằm tăng quy mô, thị phần của BIDV tại môi trường mới, do đó, công tác bán hàng của BIDV được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là công tác phát triển tín dụng bán lẻ. Kết quả sau một năm hoạt động, doanh số cho vay bán lẻ tăng từ 1692 tỷ đồng năm 2015 lên 2448 tỷ đồng năm 2016, tương đương với tăng trưởng 64,6%.Kết thúc năm 2017, tổng doanh số cho vay đạt 3786 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 9,5 % so với năm 2016. Doanh số thu nợ, cũng ghi nhận sự tăng vượt trội trong năm 2016 với mức tăng trưởng trên 300% so với năm 2016. Và đến năm 2017 cũng đạt mức tăng nhẹ (tăng 5,84%) về chỉ tiêu này so với năm 2016.

Tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về doanh số tín dụng bán lẻ, dư nợ tín dụng cũng ghi nhận sự tăng trưởng tốt qua 3 năm, cụ thể cuối năm 2016 tăng trưởng 11,2% so với năm 2015 nâng chỉ tiêu dư nợ tín dụng đạt mức 3327 tỷ đồng, năm 2017 tăng trưởng 13,79 % so với năm 2016, chính thức đạt mức 3786 tỷ đồng. Đóng góp sự tăng trưởng đó phải kể đến là sự tăng trưởng dư nợ bán lẻ, với mức tăng trưởng lần lượt 19,78 %, 22,02 %, để cuối năm 2017 đạt 1086 tỷ đồng. Điều này cho thấy với nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế trong khu vực tăng, với các chính sách về lãi suất, điều kiện TSĐB, thủ tục vay vốn…thuận lợi, làm cho quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng.

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người, thu nhập ròng bán lẻ liên tục tăng qua các năm, điều này cho thấy chi nhánh đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đời sống cán bộ được chăm lo chu đáo.

Mặc dù hoạt động kinh doanh trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính

sách phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, bám sát định hướng kinh doanh của NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Nam Thái Nguyên đã tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, đạt được những kết quả đáng khích lệ, ngày càng khẳng định vị trí và tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm tiếp theo.

Huy động vốn là nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng, cũng là nghiệp vụ có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động, nên BIDV - Nam Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh, thu hút khách hàng đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn. Nhưng, nhờ việc triển khai tốt và đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, phương thức trả lãi linh hoạt... cùng với việc thực hiện các chương trình khuyến mại theo chỉ đạo hướng dẫn của NHTMCP BIDV Việt Nam đối với KH gửi tiền như tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, làm tốt dịch vụ tư vấn và chăm sóc KH tiền gửi; thực hiện các hình thức truyền thông để giới thiệu các chương trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. Vì vậy, nên kết quả huy động vốn của chi nhánh cũng đạt được kết quả nhất định.

 Chất lượng hoạt động: Rủi ro hoạt động tín dụng của chi nhánh:

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Nam Thái Nguyên các năm 2015-2017

Hình 3.2. Biểu đồ rủi ro nợ nhóm II và nợ xấu tín dụng bán lẻ của BIDV - Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 -2017

0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2015 2016 2017 2.691 1.996 3.323 Nợ nhóm 2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Nam Thái Nguyên các năm 2015-2017)

Hình 3.3. Biểu đồ rủi ro nợ xấu của BIDV - Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

Biểu đồ trên cho thấy số dư nợ quá hạn (gồm nợ nhóm II và nợ xấu) của chi nhánh tăng dần qua các năm. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh vào năm 2016 và 2017, từ 0,042% tổng dư nợ lên thành 0,88% tổng dư nợ, tương đương 12,952 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2016. Mặc dù các tỷ lệ này vẫn dưới mức 3% tổng dư nợ mà chính phủ cho phép, nhưng điều đó cho thấy việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng là một vấn đề cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa tại chi nhánh.

3.2. Thực trạng nợ quá hạn của khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 53 - 57)