Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 83 - 84)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Kết quả đạt được

Mặc dù là chi nhánh mới được thành lập, nhưng đội ngũ Cán bộ tín dụng của ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tạo cơ hội và khuyến khích khách hàng vay vốn cho những mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2015-2017, khi mà lãi suất cho vay với những biến đổi không ngừng, tình hình kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng làm cho một số khách hàng làm ăn bị thua lỗ, nhưng dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân của chi nhánh

vẫn tăng (tỷ lệ tăng qua các năm là 19,785 và 22,022%), và nợ xấu ở mức dưới 2% là mức có thể kiểm soát được.

Về mô hình quản trị nợ quá hạn: mô hình tổ chức bộ máy tín dụng có các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng: chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản trị danh mục tín dụng (phòng quản lý rủi ro). Nhờ đó, đã mang lại những một số kết quả khả quan về chất lượng tín dụng.

Về công tác thực hiện quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn và kiểm soát vốn vay: các cán bộ tín dụng tại BIDV - Nam Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực nâng cao nghiệp vụ để góp phần đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá khách hàng dựa trên tình hình thực tế. Điều này được thể hiện qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng. Tại BIDV - Nam Thái Nguyên theo hướng dẫn của Hội sở chính thì quy trình cấp tín dụng bao gồm đầy đủ các bước: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng; Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn; Thu nợ, lãi, phí, và xử lý phát sinh, Thanh lý hợp đồng. Trong đó, đã đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án, dự án vay, … Qua từng bước, với những thước đo chuẩn mực và sự giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng mà những yếu tố có thể gây phát sinh nợ quá hạn sẽ được nhận diện kịp thời.

Về công tác ứng phó, kiểm soát nợ quá hạn: việc ứng phó nợ quá hạn được thực hiện triệt để theo thông tư 02 về "phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro” nên các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường gồm trích lập đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro, cho vay có tài sản bảo đảm… Do đó, số trích lập quỹ dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lượng nợ tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)