Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực khu vực phía bắc của tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 42 - 45)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Cách tiếp cận

Tác giả luôn quán triệt quan điểm tổng thể trong nghiên cứu đề tài. Trước hết học viên đi từ các khái niệm, định nghĩa theo cách hiểu đầy đủ nhất, đưa ra cách phân loại theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Tiếp đó, nhận định về vai trò của nguồn lao động, học viên đã đề cập đến vai trò nhiều mặt của việc quản lý nguồn lao động đối với nền kinh tế. Việc đánh giá hiện trạng quản lý nguồn nhân lực khu vực phía Bắc của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV sẽ cho phép tác giả nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Đây chính là cơ sở cho phép tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực trong giai đoạn tới một cách toàn diện: Từ những giải pháp của Tổng công ty đến chính sách của Nhà nước…

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương

pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh… Đặc biệt, luận văn có sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT… trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.

2.2.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tác giả đã đọc và nghiên cứu rất nhiều sách, báo, luận văn thạc sỹ đã công bố, tra cứu các trang website để làm nền tảng và tăng sự hiểu biết cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập được trên các trang website, các tạp chí về quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm... là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Mục đích của việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu là:

+ Giúp cho người nghiên cứu nắm rõ được các phương pháp nghiên cứu

trước đây đã thực hiện

+ Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình

+ Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn

+ Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu

+ Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

(1) Xử lý thông tin định tính: Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính

của luận văn được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tương lai qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…từ nhiều nguồn khác nhau: Cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dưới, người lao động, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới. Đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Tiếp đến cần thăm dò nội dung thông tin về

nguồn, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

(2) Xử lý thông tin định lượng: Thông tin định lượng thu thập được từ các

tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc; Bảng số liệu; Biểu đồ; Đồ thị; ...

Tóm lại, để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài chủ có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lượng, trong đó yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến quản lý NNL trong công ty; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về biến động lao động, cơ cấu lao động qua các năm; Số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao động, quỹ lương, thưởng; Các số liệu về kết quả kinh doanh của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV - Khu vực phía Bắc, nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý NNL của công ty.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Thực trạng quản lý nhân lực khu vực phía Bắc của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực khu vực phía bắc của tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)