Chỉ tiêu về thu nhập bình quân của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực khu vực phía bắc của tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 47 - 48)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.2. Chỉ tiêu về thu nhập bình quân của người lao động

Thu nhập từ việc làm vừa là mục đích, vừa là động lực của người lao động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trên ba phương diện:

Thứ nhất, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của hệ thống thông tin thị trường lao động.

Thứ hai, thông tin về mức thu nhập từ việc làm phục vụ việc đánh giá mức sống và các điều kiện làm việc của người lao động.

Thứ ba, phục vụ việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các chính sách về thu nhập và tài chính, điều chỉnh lương tối thiểu và thương lượng trả công lao động, ấn định nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác.

Để để đánh giá mức thu nhập bình quân mà người lao động nhận được trong một thời gian nhất định người ta sử dụng công thức:

TNBQ = TL/L

Trong đó:

TNBQ: Thu nhập bình quân người lao động nhận được theo một thời kỳ nhất định.

TL: Tổng quỹ lương; L: Tổng số lao động.

Chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá được mức thu nhập bình quân chưa phản ánh được năng suất lao động.

Do tình hình sản xuất kinh doanh, mức lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng quỹ lương nên nó cũng ảnh hưởng đến thu nhập bình quân. Ngoài ra, nó cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ số lao động trong doanh nghiệp. Với số lượng lao động không đổi thì tổng quỹ lương và mức thu nhập bình quân thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Thu nhập bình quân của người lao động thấp sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, nhiệt tình và hiệu quả làm việc của người lao động. Thu nhập cao sẽ là động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực khu vực phía bắc của tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)