Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu về năng suất bình quân một lao động
Trong thực tế khi tính năng suất lao động thường dựa vào chỉ tiêu giá trị sản xuất. Điều này không đảm bảo tính so sánh được giữa kết quả và nguồn lực, không cho phép phản ánh hiệu quả tiết kiệm chi phí lao động quá khứ, từ đó không cho phép phản ánh chính xác hiệu quả nền kinh tế sản xuất xã hội và cần được đặc biệt lưu ý khi sử dụng năng suất lao động theo giá trị sản xuất để đánh giá hiệu quả nền sản xuất xã hội. Nó được vận dụng hợp lý nhất khi đánh giá năng suất lao động sống là chỉ tiêu năng suất lao động sống. Chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động vật hoá là tiết kiệm chi phí trung gian, nhờ đó với lượng chi phí trung gian nhất định có thể mang lại nhiều kết quả kinh tế.
Tuỳ thuộc vào việc chọn chi tiêu góc so sánh, năng suất lao động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu: thuận (+) và nghịch (-). Cả hai chỉ tiêu này được biểu hiện mức năng suất lao động nhưng có tác động phân tích khác nhau. Năng suất lao động theo chỉ tiêu thuận cho phép phân tích ảnh hưởng năng suất lao động đến các chi tiêu kết quả kinh tế tương ứng đạt được. Năng suất lao động theo chỉ tiêu nghịch cho phép phân tích ảnh hưởng tăng năng suất lao động đến biến động chỉ tiêu chi phí về lao động bỏ ra.
Mối quan hệ giữa chỉ tiêu năng suất lao động thuộc hai nhóm hiệu quả chi phí thường xuyên và hiệu quả nguồn lực được thể hiện qua công thức.
NSLĐ = NSLĐng* NLVtt.
Trong đó:
NSLĐ: năng suất lao động.
NSLĐng: năng suất lao động ngày. NLVtt. : ngày làm việc thực tế.
Khác với chỉ tiêu năng suất lao động trong nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chi phí thường xuyên, chỉ tiêu năng suất lao động thuộc nhóm hiệu quả kinh tế nguồn lực sản suất có thể được xác định cho các cấp độ khác nhau: Doanh nghiệp ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
* Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng tiền (giá trị)
Là dùng sản lượng tính bằng tiền của tất cả các loại sản phẩm để biểu hiện mức NSLĐ của một người lao động:
W = Q/T
Trong đó:
W: Mức NSLĐ tính bằng tiền của một người lao động. Q: Tổng sản lượng tính bằng tiền.
T: Tổng số lao động
Ưu điểm: Có thể dùng để tính toán cho các loại sản phẩm khác nhau và các loại hình tổ chức khác nhau.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào giá trị thành phẩm lớn hay nhỏ.
Chỉ tiêu năng suất bình quân một lao động cho ta biết mỗi lao động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận trong 1 khoảng thời gian nhất định (cụ thể là ngày). Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực càng hiệu quả.