Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
* Thông tin chung
Tên đầy đủ và chính thức: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV Mã cổ phiếu (HOSE): BIC
Trụ sở chính: Tầng 16, tháp A, Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 22200282 Fax: (84-4) 22200281 Hotline: 1900 9456 Website: www.bic.vn
Email: bic@bidv.com.vn Vốn điều lệ: 1.172.768.950.000 VND Định hạng tín nhiệm của tổ chức A.M Best:
+ Xếp hạng năng lực tài chính B+ (Tốt)
+ Xếp hạng năng lực tổ chức phát hành là bbb- + Triển vọng: Tích cực
+ Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006. BIC hiện đang đứng trong TOP 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường. BIC cũng là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương (Việt Nam, Lào,
Campuchia). Cùng với chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động tại hải ngoại, tháng 6/2015, BIC đã chính thức khai trương Văn phòng đại diện tại Myanmar và hiện đang tìm kiếm cơ hội để thành lập công ty bảo hiểm tại thị trường này. Từ ngày 01/10/2010, BIC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty Cổ phần và chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán BIC từ 06/9/2011.
Tính đến 31/12/2016, BIC có 889 cán bộ nhân viên, 26 Công ty thành viên, 140 Phòng Kinh doanh và có gần 1.500 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc.
Tầm nhìn 2020, trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu thị trường theo cả ba tiêu chí: vốn, thị phần, lợi nhuận. Xây dựng BIC trở thành thương hiệu bảo hiểm uy tín và hiệu quả; là hoạt động trụ cột chính trong hệ thống BIDV.
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh
- Bảo hiểm phi nhân thọ - Tái bảo hiểm
- Đầu tư tài chính
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
Các sản phẩm dịch vụ
Bảo hiểm trực tiếp:
- Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt - Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng - Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc - Bảo hiểm tiền
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển - Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt - Bảo hiểu tàu
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh - Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính - Bảo hiểm bảo lãnh
- Bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm kết hợp con người - Bảo hiểm du lịch
- Bảo hiểm hàng không
- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác
Tái bảo hiểm:
- Nhận tái và tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Đầu tư tài chính:
- Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; đầu tư trực tiếp; tư vấn đầu tư và các hình thức đầu tư tài chính khác.
Hoạt động khác:
- Đề phòng, hạn chế tổn thất. - Giám định tổn thất.
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật: kinh doanh bất động sản, cho vay theo quy định Luật các Tổ chức tín dụng
3.1.3. Đặc điểm về tổ chức quản lý nguồn nhân lực trong Tổng công ty
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức hoạt động của Tổng công ty bảo hiểm BIDV theo loại hình Công ty cổ phần, được mô phỏng như trong hình 3.1 dưới đây:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI QUAN HỆ KH KHỐI NGHIỆP VỤ KHỐI TÀI CHÍNH
Ban khách hàng DN
Ban bán lẻ
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Ban Giám định bồi
thường
Ban Hàng hải Ban Phi hàng hóa
Ban Tài chính Kế toán
Ban Đầu tư tài chính Ban Tài sản kỹ thuật
BAN KIỂM SOÁT
KHỐI CÔNG TY LIÊN DOANH VÀ VPĐD KHỐI VẬN HÀNH
Ban Quản lý rủi ro
Ban Tái bảo hiểm
Ban Kế hoạch phát triển
Ban CNTT
Ban Nhân sự
Văn phòng
Công ty Liên doanh BH Việt Lào Công ty BH Cambodia VN VPDD tại Myanmar CÁC CÔNG TY CON HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
Trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ phận: Cơ cấu tổ chức của BIC được chia làm 3 cấp:
- Cấp trụ sở chính có vai trò định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợ kinh doanh, trực tiếp kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.
- Cấp chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của Công ty, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, phát triển thị trường và xử lý sau bàn hàng.
- Cấp Phòng kinh doanh khu vực trực thuộc các Chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng tại khu vực được giao dịch phụ trách và xử lý sau bán hàng theo phân cấp của chi nhánh.
Hiện nay, tại khu vực phía bắc có chi nhánh trên nhiều tỉnh thành như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La.
* Về quy mô, cơ cấu và trình độ lao động
Công ty Bảo hiểm BIDV phía Bắc có quy mô lao động thuộc loại vừa, quy mô lao động của Công ty tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm không đồng đều. Qua bảng trên thì lao động của Công ty Công ty Bảo hiểm BIDV phía Bắc tăng nhanh nhất là năm 2015 với 40.74% so với năm 2014. Nguyên nhân là do Công ty tập trung vào công tác tuyển dụng nhân lực, mở rộng thị trưởng để nâng cao khả năng phát triển thị trường, mở rộng các sản phẩm tính năng phức tạp hơn. Trong 2 năm 2015-2016 số lao động của Công ty ổn định, tăng giảm ít.
Căn cứ theo trình độ lao động của Công ty trong 3 năm qua có sự thay đổi, tuy không có nhiều đột biến nhưng phù hợp với yêu cầu phát triển mở rộng của Công ty. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học; ngày càng tăng. Điều này thể hiện sự đầu tư của Công ty cho vấn đề đầu tư chất xám; tuyển dụng cán bộ quản lý, có trình độ và kinh nghiệm về làm việc.
Căn cứ theo giới tính, tình hình sử dụng lao động nam, nữ tại Công ty trong những năm qua luôn có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2014 lao động nam chiếm 49 người tương đương 60,49%, trong khi lao động nữ có 32người chiếm 39,51%. Ở các năm sau đó lao động nam vẫn luôn chiếm trên 55%. Điều này cho thấy việc sử dụng lao động nam / nữ của Công ty cũng đã có sự cân đối.