Tình hình thực hiện công tác đào tạo của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực khu vực phía bắc của tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 72)

Các hình thức đào tạo ĐVT Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên Người 72 99 121

Đào tạo bậc đại học (Văn bằng 2) Người 16 24 32

Đào tạo sau đại học Người 5 4 6

Nguồn: Ban nhân sự

Kết quả đào tạo cho thấy, hầu hết các cán bộ đều được thực hiện đào tạo thường xuyên với những nội dung kiến thức được cập nhật, phục vụ cho quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, do chính sách khuyến khích học đại học, đặc biệt là hệ văn bằng 2 như luật, kinh tế tài chính ngân hàng làm cho số lượng người đi học cao và tăng dần qua các năm. Số lượng lao động trình độ cao đi học sau đại học tăng và luôn duy trì ở mức bình quân 5 người/năm. Như vậy, công ty rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ do đó chất lượng nguồn nhân lực của công ty không ngừng tăng lên qua các năm.

Quy trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực của BIC khu vực phía

bắc được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo và lập chương trình đào tạo:

- Tháng 12 hàng năm, Ban Nhân sự sẽ tiến hành họp với tất cả các Trưởng phòng ban để xác định nhu cầu đào tạo. Các phòng ban sau đó sẽ lên kế hoạch đào tạo của phòng ban mình.

- Ban Nhân sự sau khi nhận được kế hoạch đào tạo của các phòng sẽ xem xét, phân tích để lên kế hoạch đào tạo chung cho Công ty. Kế hoạch này phải dựa vào nhu cầu thực tế và ngân sách được xét duyệt cho đào tạo từ Giám Đốc.

- Kế hoạch huấn luyện trong năm của Công ty phải bao gồm đầy đủ các thông tin như: nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đối tượng được đào tạo, người đào tạo, thời gian, địa điểm đào tạo.

Bước 2: Phê duyệt:

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực của Công ty sẽ phải được sự phê duyệt của Ban Giám Đốc. Ban Nhân sự sẽ phân phối bảng kế hoạch đào tạo trong năm tới đến tất cả các bộ phận phòng ban có liên quan. Các bộ phận phòng ban có liên quan sẽ căn cứ vào bảng kế hoạch này để thực hiện việc huấn luyện đào tạo.

Bước 3: Tiến hành triển khai huấn luyện:

Dựa theo kế hoạch đào tạo nhân lực trong năm của Công ty, Ban Nhân sự sẽ thông báo và triển khai, giám sát hoạt động đào tạo thường xuyên và dài hạn của các cán bộ trong công ty.

Bước 4: Đánh giá hiệu quả đào tạo:

Cuối năm tiến hành tổng kết hiệu quả thực hiện các khóa đào tạo trong năm - Báo cáo kết quả đào tạo sẽ được các bộ phận gửi cho phòng nhân sự ngay sau khi khóa học kết thúc.

- Vào cuối năm bộ phận nhân sự và các bộ phận liên quan sẽ thực hiện việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đào tạo. Kết quả của việc đánh giá tính hiệu quả của các khóa huấn luyện trong năm sẽ là cơ sở để đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa kế hoạch đào tạo trong năm tiếp theo.

b. Đề bạt thăng tiến

Đề bạt (thăng tiến) là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có tiền lương cao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và các cơ hội phát triển nhiều hơn. Mục đích của đề bạt là biên chế người lao động vào một vị trí việc làm còn trống mà vị trí đó được doanh nghiệp đánh giá là có giá trị cao hơn vị trí cũ của họ, nhằm đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân người lao động.

Theo quan điểm của BIC, CBNV làm việc tại BIC có kinh nghiệm, năng lực đều có cơ hội được đề bạt lên vị trí cao hơn theo hình thức tự ứng cử, được chỉ định và theo quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện hành của Tổng Công ty. Điều này được phản ánh rõ trong Quy trình bổ nhiệm cán bộ ban hành kèm theo QĐ số 2025/QĐ- TCHC ngày 15/10/2007 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty và các văn bản thay

thế/sửa đổi, bổ sung tại từng thời điểm. Để thuận lợi, công ty ban hành hướng dẫn thực hiện bước tư vấn bổ nhiệm cán bộ theo quy trình bổ nhiệm BIC theo công văn số 2424/CV - NS ngày 14/08/2012.

Hướng dẫn này áp dụng với việc bổ nhiệm lần đầu (gồm bổ nhiệm lần đầu tiên của cán bộ chưa từng giữ chức vụ và bổ nhiệm chức vụ cao hơn chức vụ đang nắm giữ) cho các vị trí:

+ Trưởng phòng/Phó Trưởng phòng tại các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính. + Trưởng phòng/Phó Trưởng phòng thuộc Khối Gián tiếp; Trưởng phòng thuộc Khối Trực tiếp tại các Công ty thành viên.

Ngoài ra, đối với các vị trí Giám đốc/ Phó Giám đốc đơn vị, có thể thực hiện theo các bước tại hướng dẫn này theo yêu cầu, chỉ đạo của Hội đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Quy định cụ thể về triển khai bước Tư vấn bổ nhiệm:

Bước 1: Xác định vị trí lãnh đạo cần bổ sung

Căn cứ vào nhu cầu bổ sung vị trí lãnh đạo của đơn vị tại từng thời điểm, Trưởng đơn vị có Tờ trình đề nghị gửi Tổng Giám đốc (qua Ban Nhân sự) nêu rõ nhu cầu, mục đích, sự cần thiết bổ sung vị trí lãnh đạo tại đơn vị và kế hoạch phát triển của đơn vị sau khi có cán bộ mới được bổ nhiệm. Nếu Tổng Công ty chấp thuận, Ban Nhân sự sẽ đầu mối phối hợp với đơn vị để tiến hành các thủ tục bổ nhiệm tiếp theo.

Bước 2: Thông báo vị trí cần bổ nhiệm và thẩm định hồ sơ

- Sau khi xác định vị trí lãnh đạo cần bổ sung, Ban Nhân sự thông báo vị trí cần bổ nhiệm qua email cho các cán bộ BIC được quy hoạch ở vị trí cần bổ nhiệm được biết.

- Tất cả các cán bộ có tên trong danh sách quy hoạch đã được phê duyệt cho vị trí bổ nhiệm đều có quyền tự ứng cử bằng cách gửi email ứng cử với Ban Nhân sự kèm theo Báo cáo quá trình công tác.

- Dựa trên danh sách cán bộ tự ứng cử, Giám đốc Ban Nhân sự và Giám đốc đơn vị xem xét mức độ phù hợp, đối chiếu với các yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm trong từng thời kỳ, đánh giá nhận xét điểm mạnh, điểm yếu, quá trình công tác và các thành tích, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, kết quả xếp loại Tiêu chuẩn

CBKD (đối với cán bộ thuộc Khối kinh doanh trực tiếp), kết quả hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao của đơn vị/Phòng trong thời gian cán bộ nắm giữ chức vụ hoặc trong 2 năm liền kề trước thời điểm bổ nhiệm và chủ động đề xuất tối đa 03 (ba) cán bộ để Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

- Căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế, các bước tiến hành đánh giá bổ nhiệm đối với cán bộ sẽ gồm: Các ứng viên được yêu cầu trình bày Kế hoạch hành động khi đảm nhiệm vị trí mới trước Hội đồng tư vấn bổ nhiệm theo chỉ định của Tổng Giám đốc và triển khai lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm cán bộ; hoặc Trực tiếp triển khai lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm cán bộ.

Bước 3: Trình bày kế hoạch hành động

Trường hợp ứng viên phải trình bày Kế hoạch hành động trước Hội đồng tư vấn bổ nhiệm, Ban Nhân sự triển khai các bước sau:

- Lập kế hoạch và hướng dẫn ứng viên cho vị trí bổ nhiệm trình bày kế hoạch hành động của mình trước Hội đồng tư vấn bổ nhiệm.

- Xin ý kiến Tổng Giám đốc chỉ định thành phần Hội đồng tư vấn bổ nhiệm tại Trụ sở chính và Công ty thành viên để triển khai đánh giá kế hoạch hành động của cán bộ và lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá nhân sự.

- Mỗi cán bộ được lựa chọn vào danh sách ứng viên bổ nhiệm lần đầu đều phải trình bày trực tiếp trước Hội đồng tư vấn bổ nhiệm về Kế hoạch hành động của mình khi đảm nhiệm vị trí mới. Hội đồng tư vấn bổ nhiệm sẽ phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với ứng viên về chương trình hành động của cá nhân

- Ban Nhân sự làm đầu mối tổ chức, phối hợp với các đơn vị để cán bộ trình bày kế hoạch hành động với thành phần tham gia như sau:

+ Hội đồng tư vấn bổ nhiệm theo phê duyệt của Tổng Giám đốc.

+ Ngoài ra, các đối tượng thuộc thành phần triển khai lấy phiếu cũng được mời tham gia.

Bước 4: Triển khai lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá nhân sự

Ban Nhân sự tổ chức triển khai lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm cán bộ

Như vậy, công ty đã có chính sách về đề bạt thăng tiến với quy trình rõ ràng, công khai đến tất cả các thành viên trong công ty thông qua sổ tay nhân viên, thể

hiện rất rõ triết lý của công ty là CBNV làm việc tại BIC có kinh nghiệm, năng lực đều có cơ hội được đề bạt lên vị trí cao hơn theo hình thức tự ứng cử, được chỉ định và theo quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện hành của Tổng Công ty

c. Thuyên chuyển, thôi việc.

Thuyên chuyển là việc chuyển người lao động từ công việc này sang công

việc khác hoặc từ địa dư này sang địa dư khác. Thuyên chuyển có thể được đề xuất từ phía doanh nghiệp (thuyên chuyển không tự nguyện), cũng có thể được đề xuất từ phía người lao động với sự chấp thuận của doanh nghiệp (thuyên chuyển tự nguyện). Từ phía doanh nghiệp, thuyên chuyển có thể được thực hiện do những lý do sau: Để điều hòa nhân lực giữa các bộ phận hoặc để cắt giảm chi phí ở những bộ phận mà công việc kinh doanh đang bị suy giảm; Để lấp các vị trí việc làm còn trống do các lý do như mở rộng sản xuất, di chuyển, chết, về hưu, chấm dứt hợp đồng lao động. Để quản lý có hiệu quả các quá trình thuyên chuyển, tổ chức cần đề ra các chính sách và quy định cụ thể về thuyên chuyển.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ công tác đào tạo. Công ty cũng thường xuyên thực hiện thuyên chuyển theo quy định của công ty. Việc thực hiện thuyên chuyển diễn ra tại Trụ sở chính và công ty thành viên nhằm cụ thể hóa chính sách luân chuyển để đào tạo nhân sự trong hệ thống Tổng Công ty. Các cán bộ được bổ nhiệm, luân chuyển trong đều là các cán bộ chủ chốt, có năng lực, kinh nghiệm công tác, được điều động giữ nhiệm vụ mới để có điều kiện rèn luyện, thử thách, phát huy sở trường và năng lực một cách toàn diện, là cơ sở xem xét, đánh giá bổ nhiệm vị trí cao hơn trong thời gian tới.

Thôi việc là một quyết định chấm dứt quan hệ lao động giữa cá nhân người

lao động và tổ chức. Hiện công ty đã ban hành Quy định giải quyết nghỉ việc đối với cán bộ ban hành kèm theo QĐ số 0488/QĐ-NS ngày 16/02/2011 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty và các văn bản thay thế/sửa đổi, bổ sung tại từng thời điểm. Đây là cơ sở pháp lý thực hiện các hoạt động thanh lọc bộ máy, xử lý cán bộ không đạt yêu cầu, vi phạm nội quy. Hình thức xử lý thôi việc gồm có xin thôi việc và cho thôi việc. Điều này cũng được phổ biến rộng rãi cho cán bộ nhân viên thông qua sổ tay nhân viên.

- Xin thôi việc

CBNV xin thôi việc phải tuân thủ các quy định về thủ tục bàn giao công việc, giấy tờ, tài liệu, tài sản, thanh toán các khoản tiền còn giữ hoặc nợ Tổng Công ty, các khoản hoa hồng đại lý, tạm ứng, tín dụng, bồi thường chi phí đào tạo (nếu có)… và đảm bảo thời hạn thông báo thôi việc theo quy định về giải quyết nghỉ việc của Tổng Công ty.

Trường hợp CBNV đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chưa hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định, BIC sẽ tạm giữ lại tháng lương cuối cùng và các khoản thu nhập còn lại khác, không ra Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động, tạm thời chưa giải quyết thủ tục trả sổ Bảo hiểm xã hội và có quyền thông báo tới đơn vị công tác mới, đến gia đình, hủy bỏ các cam kết bảo lãnh với cán bộ hoặc đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp... cho đến khi cán bộ hoàn thành thủ tục nghỉ việc theo quy định của BIC.

Nếu CBNV có những vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như làm phương hai đến lợi ích vật chất của BIC, CBNV đó sẽ phải bồi thường theo Pháp luật và các điều khoản của Hợp đồng, các quy định khác của BIC tại thời điểm giải quyết.

Việc bàn giao phải lập thành văn bản và có xác nhận đầy đủ của bên giao, bên nhận theo quy định của Tổng Công ty. CBNV chỉ được coi là thôi việc theo đúng quy định khi đã nhận được Biên bản thỏa thuận thôi việc và Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động của BIC.

- Cho thôi việc: Các trường hợp giải quyết cho thôi việc:

+ CBNV không đáp ứng được yêu cầu công việc. + CBNV bị kỷ luật và áp dụng hình thức sa thải.

+ Các trường hợp bất khả kháng như: nhân viên nghỉ đau ốm quá nửa thời gian Hợp đồng hoặc Tổng Công ty buộc phải thu hẹp tổ chức do tình hình kinh doanh.

+ Các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.

- Thời hạn và thủ tục thông báo xin thôi việc

Khi cán bộ có nguyện vọng không tiếp tục làm việc tại BIC, cán bộ nộp Đơn xin nghỉ việc cho các cấp quản lý trực tiếp để xem xét và xử lý theo quy định của Tổng Công ty. Cán bộ xin nghỉ việc phải đảm bảo thời hạn thông báo, nghĩa vụ bàn giao và cam kết giữ bí mật thông tin theo quy định của Tổng Công ty.

Cán bộ có nguyện vọng xin nghỉ việc cần tuân thủ quy định về thời gian thông báo trước khi nghỉ theo quy định của Pháp luật và của Tổng Công ty, cụ thể như sau:

+ Gửi Đơn xin nghỉ việc trước 30 ngày đối với Cán bộ đang thực hiện Hợp đồng lao động có xác định thời hạn (HĐLĐ học việc, HĐLĐ 01 năm, HĐLĐ 03 năm).

+ Gửi Đơn xin nghỉ việc trước 45 ngày đối với Cán bộ đang thực hiện Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Gửi Đơn xin nghỉ việc trước ít nhất 03 ngày theo quy định của pháp luật đối với Hợp đồng cộng tác viên, Hợp đồng khoán gọn.

+ Đối với HĐLĐ thử việc: Tổng Công ty và người lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ thử việc mà không cần phải thông báo trước.

- Quyền lợi của cán bộ nghỉ việc:

Cán bộ nghỉ việc sau khi đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thủ tục giải quyết nghỉ việc theo quy định của Tổng Công ty sẽ được thanh toán đầy đủ các chế độ, tiền lương theo quy định của Tổng Công ty, của Nhà nước.

3.2.4. Phương pháp quản lý nguồn nhân lực

3.2.4.1. Các phương pháp hành chính

Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản trị và kỷ luật của doanh nghiệp. Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là những cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc; đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽ bị bị xử lý kịp thời, thích đáng.

Để phục vụ cho phương pháp này, Tổng công ty bảo hiểm BIDV đã ban hành văn bản nhằm kiểm soát các mối quan hệ trong công ty, xây dựng kỷ luật của công ty như Quyết định 070/QĐ - HĐQT về Ban hành Nội quy lao động Tổng Công ty bảo hiểm BIDV ngày 14/04/2014 trong đó xử lý các vấn đề liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực khu vực phía bắc của tổng công ty bảo hiểm BIDV (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)