Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư dự án lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;

- Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;

- Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;

- Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;

- Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;

- Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;

- Các giải pháp tổ chức thực hiện.[1]

Trình tự, thủ tục thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C do cấp huyện, cấp xã quản lý như sau:

- Thẩm định chủ trương đầu tư

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư đối với dự án do cấp huyện quản lý;

+ Hội đồng thẩm định cấp xã thẩm định chủ trương đầu tư đối với dự án do cấp xã quản lý.

- Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án sử dụng vốn Trung ương; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án sử dụng vốn ngân sách cấp tỉnh;

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chủ trì thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách tỉnh, hỗ trợ do cấp huyện, xã quản lý; chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện;

+ Hội đồng nhân dân cấp xã thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách huyện, hỗ trợ do cấp xã

quản lý; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp xã;[17]

- Hồ sơ thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;

+ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; mặt bằng tuyến đối với công trình giao thông, thủy lợi, đường điện; mặt bằng tổng thể đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;

+ Báo cáo thẩm định nội bộ;

+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có); + Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

+ Các văn bản khác có liên quan như: Trích lục bản đồ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành và các sản phẩm chủ yếu; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.[17]

Thời gian thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án nhóm B, nhóm C

- Thời gian tham gia ý kiến thẩm định nội bộ về chủ trương đầu tư trước khi trình cơ quan chủ trì thẩm định thực hiện như sau:

+ Dự án nhóm B không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc. + Dự án nhóm C không quá 10 (mười) ngày làm việc.

- Thời gian thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thực hiện như sau: + Dự án nhóm B không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

+ Dự án nhóm C không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc,

- Thời gian thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan chủ trì thẩm định được thực hiện như sau:

+ Dự án sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.

+ Dự án sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ cấp tỉnh, huyện không quá 10 (mười) ngày làm việc.[17]

* Lập, thẩm định, trình quyết định dự án đầu tư

Chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng với các nội dung sau:

- Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng. - Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Khi lập dự án đầu tư, nếu có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung và quy mô đầu tư hoặc tổng mức đầu tư vượt so với tổng mức đầu tư được quyết định trong chủ trương đầu tư, chủ đầu tư phải xin ý kiến cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư và được cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chấp thuận. Sau khi có văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải lập hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư, trình thẩm định và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định.

Khi lập dự án đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế kiến trúc công trình về Sở Xây dựng để thỏa thuận làm cơ sở cho việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đối với trường hợp sau:

- Công trình dân dụng từ cấp III trở lên, gồm: Công trình có tổng mức đầu tư trên 07 tỷ đồng; công trình được đầu tư xây dựng tại: Khu vực đã có quy hoạch xây dựng được duyệt (bao gồm quy hoạch vùng, quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, trừ quy hoạch xây dựng nông thôn) nhưng chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt nhưng điều chỉnh chức năng, ranh giới lô đất, kiến trúc cảnh quan

so với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt; các lô đất có bề mặt tiếp giáp với quốc lộ, đường tỉnh.

- Công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật (san nền, đường giao thông nội bộ, cấp thoát nước, cấp điện...) có quy mô nhỏ hơn 5 ha thuộc khu vực chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt hoặc đã có quy hoạch chi tiết được duyệt nhưng điều chỉnh chức năng, ranh giới lô đất so với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt;

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư tới cơ quan chủ trì thẩm định (phòng Kinh tế và Hạ tầng) và cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư theo phân cấp (Phòng Tài chính – Kế hoạch).

Trình tự thẩm định, trình quyết định đầu tư

Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã là cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây đối với công trình có quy mô từ cấp III trở xuống và có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định khi cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị.

Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư; tổng hợp các kết quả thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư;

Bộ phận Tài chính - Kế toán cấp xã phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của dự án do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư tổng hợp kết quả trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư;[17]

- Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án: + Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;

+ Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền; + Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

+ Các tài liệu khác có liên quan.[9] - Thời gian thẩm định và trình phê duyệt

+ Thời gian thẩm định (không kể thời gian sửa đổi, hoàn thiện dự án): Dự án nhóm B không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc;

Dự án nhóm C không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc;

+ Thời gian tham gia ý kiến thẩm định dự án nhóm B trở xuống của các đơn vị liên quan không quá 10 (mười) ngày làm việc.

+ Chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo thẩm định, cơ quan chuyên môn về đầu tư theo phân cấp tổng hợp trình người quyết định đầu tư cùng cấp phê duyệt dự án.[17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 30)