5. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
Trên cơ sở dự án đầu tư được duyệt Chủ đầu tư tiến hành các công việc tiếp theo để triển khai xây dựng công trình, sớm đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ mục tiêu đầu tư đã đề ra.
Giai đoạn thực hiện đầu tư, gồm các công việc sau:
- Thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình; - Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình; - Lựa chọn Nhà thầu theo luật đấu thầu;
- Đền bù thực hiện GPMB;
- Quản lý thi công xây dựng công trình;
- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
* Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình
Đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 9 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và chi phí giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có).[17]
* Lựa chọn Nhà thầu:
- Mục đích lựa chọn: Nhằm chọn được các Nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của Chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án. Tuỳ theo quy mô, tính chất của dự án, nguồn vốn đầu tư, những điều kiện khách
quan mang lại mà Chủ đầu tư cần có hình thức chọn Nhà thầu cho phù hợp nhưng phải tuân thủ quy chế đấu thầu.
- Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đầu thầu không hạn chế số lượng Nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. [3]
- Đầu thầu hạn chế: Là hình thức mà bên mời thầu mời một số Nhà thầu (tối thiểu là 3-5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách Nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. [3]
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp Nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:
+ Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
+ Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
+ Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
+ Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
+ Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.[3]
- Mua sắm trực tiếp: Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
+ Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
+ Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp túc thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực
tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.[3]
- Chào hàng cạnh tranh:
Chào hàng cạnh tranh thông thường được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Chào hàng cạnh tranh rút gọn áp dụng trong các trường hợp:
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản có giá trị không quá 500 triệu đồng;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt có giá trị không quá 01 tỷ đồng;
+ Gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: + Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.[3]
- Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.[3]
Trong giai đoạn hiện nay việc thực hiện bù GPMB là bài toán nan giải với các Chủ đầu tư, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức đầu tư, tiến độ xây dựng. Nhiều công trình tiền đền bù giải toả chiếm tỷ trọng tới 3/4 tổng mức đầu tư. Có công trình do chậm ở khâu GPMB nên không thể khởi công được khiến thời gian đưa vào sử dụng chậm so với dự kiến một vài năm. Đây là công việc rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ phải nhận phải nắm vứng Luật, các Nghị định Thông tư, có văn bản hướng dẫn của các ngành và địa phương. Việc đền bù GPMB liên quan trực tiếp đến đối tượng được đền bù mà chủ yếu là người dân, người thực hiện ngoài kiến thức chuyên môn phải có kinh nghiệm thực tế, xử lý tốt tình huống. Những yếu tố mấu chốt chính là việc đảm bảo công khai minh bạch trong đền bù GPMB. Trình tự công tác này được thực hiện theo như sau:
- Có đủ văn bản pháp lý liên quan: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định thu hồi đất, giao đất, các văn bản khác.
- Lập và phê duyệt phương án đền bù trên cơ sở các Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn cộng với việc đo đạc khảo sát khối lượng phải đền bù.
- Công bố phương án đền bù; thực hiện đền bù; giải quyết những khiếu nại thắc mắc. Đối với các trường hợp chống đối, không thực hiện phải tổ chức cưỡng chế khi được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức cưỡng chế.
Để giai đoạn thực hiện đầu tư có hiệu quả thì đòi hỏi trong công tác xin giao đất, chuẩn bị đền bù, GPMB phải có thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, đúng chế độ chính sách của Nhà nước theo đúng nguồn kinh phí đã dự tính, ngoài ra còn đảm bảo được các vấn đề khác như: An ninh, chính trị, hỗ trợ đời sống cho các hộ dân bị thu hồi đất.
* Quản lý thi công xây dựng công trình:
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường
xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ nhưng không được làm ảnh hướng đến tổng tiến độ của dự án.
Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa Chủ đầu tư và tư vấn giám sát với Nhà thầu thi công. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Trong quá trình thi công phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Nhà thầu thi công, Chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường.
Nhà thầu thi công xây dựng, Chủ đầu tư luôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý về môi trường đó là biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động, bao gồm biện pháp chống bụi, chống ồn xử lý phế thải và thu gọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định.
* Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 và nguồn vốn sử dụng.
- Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.
Một điểm nữa trong giai đoạn thực hiện đầu tư rất quan trọng đó là công tác triển khai thi công. Ở đây vai trò của Ban QLDA là hết sức quan trọng trong việc là đầu mối giải quyết tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong việc bàn giao mặt bằng thi công, duyệt biện pháp tổ chức thi công, đôn đốc Nhà thầu thi công, bố trí đủ các nguồn lực để tiến hành thi công công trình nhằm đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Ngoài ra, còn phải giám sát chặt chẽ Nhà thầu trong việc sử dụng vật tư, vật liệu đưa ra công trình, giám sát kiểm định chất lượng vật tư, vật liệu, kết cấu chủ lực, kiểm định thử nghiệm thiết bị. chỉ có làm tốt công tác trên thì mới đảm bảo dự án đầu tư đạt hiệu quả cao.