Chỉ tiêu phân tích về cơ cấu nguồn vốn sử dụng để đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 58)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2.3. Chỉ tiêu phân tích về cơ cấu nguồn vốn sử dụng để đầu tư XDCB

Đánh giá kết quả thực hiện chi đầu tư phát triển trên địa bàn trên tổng chi NSĐP. Qua đó làm nổi bật lên sự quan tâm của các cấp, ngành đối với công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Tỷ lệ % trên tổng chi NSĐP = x 100%

Tỷ lệ % trên tổng vốn đầu tư XDCB = x 100%

2.3.2.4. Chỉ tiêu phân tích về kết quả đầu tư

Thời gian dự án giải ngân hoàn thành = 100%

= 100% Số dự án được kiểm tra

Tổng số dự án triển khai thực hiện

Chi đầu tư phát triển Tổng chi NSĐP

Chi đầu tư phát triển Tổng vốn đầu tư XDCB

Tổng số tiền đầu tư năm n Tổng số tiền đầu tư năm n-1

Số lượng dự án đáp ứng yêu cầu

Tổng số dự án Dự án đáp ứng chất lượng,

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG 3.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Phú Lương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là một huyện trung du, miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý từ 210 36’ đến 210 55’ vĩ bắc, 1050 37’ đến 1050 46’ kinh đông. Trung tâm huyện là thị trấn Đu cách thành phố Thái Nguyên 22km về phía Nam. Đặc biệt có tuyến đường huyết mạch quốc lộ 3 chạy qua huyện với tổng chiều dài 38 km, quốc lộ 3 mới chạy song song với chiều dài 22,5 km.

- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên

- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ

(Nguồn: UBND huyện Phú Lương)

Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi cùng với tuyến đường quốc lộ 3 nối liền thủ đô Hà Nôi, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng chạy dọc theo địa bàn

huyện đã tạo điều kiện cho Phú Lương có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong tỉnh cũng như các địa phương khác trong cả nước.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

(Nguồn: UBND huyện Phú Lương) Phú Lương thuộc khu vực miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp, bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, núi đá độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m đến 400m và nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khu

vực núi thấp và vùng bát úp, hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường dưới 150. Với đặc điểm địa hình như vậy đã gây nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông vận tải cũng như canh tác nông nghiệp.

3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Khí hậu của huyện Phú Lương mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh khá rõ rệt. Mùa lạnh (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ hạ xuống thấp, có khi xuống tới 3 độ C ở khu vực vùng cao, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) với nhiệt độ khá cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 độ C, tổng tích nhiệt khoảng 8.000 độ C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng là 27,2 độ C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 28 độ C - 29 độ C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 20 độ C, (thấp nhất là tháng 1: 15,6 độ C). Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2. Lượng mưa trung bình ở Phú Lương khoảng từ 2.000mm đến 2.100mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Huyện Phú Lương có diện tích tự nhiên 368,82 km2, trong đó đất nông nghiệp 119,79 km2; đất lâm nghiệp 164,98km2 (chiếm 44,73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thuỷ sản 6,65km2; đất phi nông nghiệp 46,63km2; đất chưa sử dụng 31,64km2.

Phú Lương có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra-lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 44,73% diện tích đất tự nhiên của huyện. Rừng và nghề rừng là thế mạnh của huyện Phú Lương. Với mô hình kinh tế trang trại rừng - vườn đã giúp huyện tạo công ăn việc làm và cải thiện kinh tế cho các hộ gia đình.

- Tài nguyên nước: Huyện có nguồn nước mặt tương đối phong phú, song sự phân bố không đồng đều. Nguồn nước ngập cũng tương đối phong phú, chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào trong huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc thì Phú Lương có các loại khoáng sản sau:

Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Than có ở nhiều xã điển hình ở mỏ than Phấn Mễ có trữ lượng 2.177.000 tấn.

Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt, magan, titan, thiếc…đặc biệt Titan thuộc xã Động Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn.

Nhóm nguyên liệu và vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét ximăng, sét gạch ngói mà điển hình sét gạch ngói có ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh.

- Về truyền thống: Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 24 km, cách thị trấn Đu 2 km về phía Bắc, có dãy núi rất nổi tiếng đó là núi Đuổm (xa còn gọi là núi Điểm Sơn), thuộc địa bàn xã Động Đạt. Phía đông núi có đền Đuổm thờ Danh nhân lịch sử thời nhà Lý (thế kỷ XII) Dương Tự Minh. Núi Đuổm là một thắng cảnh nổi tiếng, được coi là “địa linh” ở tỉnh Thái Nguyên.

Phía Tây có dãy núi Chúa, cách huyện lỵ Phú Lương khoảng 6 km, nằm trên địa bàn xã Động Đạt và Hợp Thành, là một phần địa giới tự nhiên của huyện này với huyện Đại Từ; có đỉnh cao nhất 432 mét.

Phía Đông Nam, cách thị trấn huyện lỵ Phú Lương khoảng 13 km cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 7 km về phía Tây Bắc, có dãy núi Sơn Cẩm thuộc xã Sơn Cẩm. Ở chân núi Sơn Cẩm, xa có miếu thờ Thượng đẳng phúc thần Dương Tự Minh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thành quả khả quan, đáng khích lệ. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng từ 761,6 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 1.092,7 tỷ đồng năm 2017, tăng bình quân 5,78%/năm giai đoạn 2015 - 2017. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,18 triệu đồng năm 2015 lên 29,2 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản từ 46,26% năm 2015 xuống 43,66% năm 2017. Công nghiệp xây dựng tăng từ 36,6% lên 39,74%; thương mại dịch vụ giảm nhẹ từ 17,1% xuống 16,59%. Như vậy, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2015 - 2017. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của huyện Phú Lương giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

So sánh (%)

16/15 17/16 BQ

Tổng giá trị sản xuất 2.235 2.323 2.501 103,94 107,66 105,78

1. Nông - lâm, thủy sản 1.034 1.058 1.092 102,32 103,21 102,77 2. Công nghiệp - XD 819 870 994 106,23 114,25 110,17 3. Thương mại - Dịch vụ 382 395 415 103,4 105,06 104,23 4. TN BQ/người/năm 22,18 26,7 29,2 120,38 109,36 114,74

Theo số liệu tổng điều tra hộ nghèo năm 2016 toàn huyện không còn hộ đói, hộ nghèo là 4.006 hộ (trong tổng số 29.600 hộ dân cư) chiếm tỷ lệ 13,54% so với tổng số hộ toàn huyện. Đến 31/12/2017 toàn huyện còn 3.318 hộ nghèo (trong tổng số hộ 26.400 hộ dân cư) chiếm tỷ lệ 12,57%. Như vậy, thực hiện giải quyết việc làm cho lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 0,97%. Đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 13% so với tổng số toàn huyện vào năm 2017. Mức sống của người dân cũng cao hơn đáng kể.

Tổng giá trị sản xuất qua các năm của huyện tăng khá nhanh, đặc biệt là khu vực nông - lâm- thủy sản mặc dù khu vực này giảm về tỷ trọng cơ cấu ngành, song giá trị sản xuất hàng năm vẫn tiếp tục tăng một cách đáng kể, tiếp đến là khu vực công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của huyện. Một yếu tố không thể thiếu phản ánh rõ nhất mức độ đời sống dân cư đó chính là thu nhập BQ/người/năm tăng từ 22,18 triệu/người/năm 2015 lên 29,2 triệu/người/năm 2017.

3.1.3. Điều kiện xã hội

3.1.3.1. Dân số, lao động

Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế. Năm 2017, tổng số dân của huyện Phú Lương là 97.000 người, trong đó tổng số lao động là 52.380 người chiếm 54,% tổng số nhân khẩu. Qua bảng 3.1 cho thấy, tổng số nhân khẩu của huyện Phú Lương thay đổi không đáng kể, năm 2016 tăng so với năm 2015 là 0,45%. Đáng chú ý trong biến động về dân số là tỷ lệ tăng hộ phi nông nghiệp thay đổi khá nhanh năm 2016 so với năm 2015 tăng 3,6% so với mức tăng 0,22% của hộ nông nghiệp. Đây là xu hướng chuyển dịch phổ biến của nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, tính đến năm 2017 số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tới 75,23% tổng số hộ của huyện; lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, ở mức 82,17% trong tổng số lao động của

huyện. Điều đó cho thấy phát triển nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Việc chú trọng tăng cường đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp vẫn là vô cùng cần thiết.

Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

So sánh (%)

16/15 17/16 BQ

1. Tổng số nhân khẩu Người 108.760 109.250 97.000 100,45 88,79 94,44

Nhân khẩu NN Người 101.147 101.144 89.677 100,00 88,66 94,16

Nhân khẩu phi NN Người 7.613 8.106 7.324 106,48 90,34 98,08

2. Tổng số hộ Hộ 29.300 29.600 26.400 101,02 89,19 94,92

Hộ NN Hộ 22.328 22.377 19.862 100,22 88,76 94,32

Hộ phi NN Hộ 6.972 7.223 6.538 103,60 90,52 96,84

3. Tổng số lao động Người 54.380 55.718 52.380 102,46 94,01 98,14

Lao động NN Người 45.516 46.526 43.045 102,22 92,52 97,25

Lao động phi NN Người 8.864 9.191 9.335 103,69 101,57 102,62

4. LĐ NN BQ/hộ Người/hộ 2,04 2,08 2,17 102,00 104,23 103,11

5.BQ nhân khẩu NN/hộ Người/hộ 4,53 4,52 4,52 99,78 99,89 99,83

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phú Lương năm 2017

Nhìn chung, huyện Phú Lương có kết cấu dân số trẻ. Nguồn lao động trẻ nhưng theo các số liệu thống kê về việc làm thì phần lớn là lao động chân tay, lao dộng trí thức chiếm tỷ lệ nhỏ. Để phát triển nguồn lực hợp lý, tận dụng ưu thế về lao động, đòi hỏi việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương.

3.1.3.2. Tình hình văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục

Trong những năm qua huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội ở huyện Phú Lương có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Những năm gần đây, hệ thống giáo dục đào tạo của huyện Phú Lương tiếp tục được phát triển về cả số lượng, chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học, tăng tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất đang từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, tăng về số lượng, từng bước nâng dần chất lượng, số trường đạt chuẩn quốc gia 45/58 trường với tỷ lệ là77,5%.

Tích cực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và đào tạo các nghề gắn với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Công tác xã hội hoà giáo dục được đẩy mạnh, các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng một xã hội học tập.

Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Phú Lương đang dần hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Các chương trình y tế dự phòng, y tế quốc gia được triển khai, duy trì nên trên địa bàn huyện không để bệnh dịch lớn xảy ra.

Hiện tại trên địa bàn huyện có 15/15 xã, thị trấn có nhà trạm xây bán kiên cố và kiên cố, trong đó xây mới được 9 trạm và có 13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bênh được duy trì và thực hiện theo các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là chế độ thường trực, đảm bảo phục vụ bệnh nhân 24/24h.

Các trạm y tế trên địa bàn huyện vừa thực hiện tốt chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống các loại dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm.

Công tác dân số gia đình và trẻ em được quan tâm, thực hiện tất cả các chỉ tiêu về kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh theo các chỉ tiêu đề ra.

Công tác cai nghiện ma tuý được thực hiện đồng bộ và có nhiều giải pháp thiết thực nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng gắn với phong trào thi đua các cuộc vận động phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Phú Lương đã góp phần phát huy và giữ gìn những tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bằng nhưng điệu hát Lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, những làn điệu dân ca của người Sán Chay…

Các chính sách, chế độ xã hội được tập trung thực hiện, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi động viên người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội.

Thực hiện đề án xoá đói giảm nghèo nhằm góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, xoá nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ nước sinh hoạt và tạo việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện, hướng nghiệp, đào tạo nghề được triển khai thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)