Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
3.2.2.3. Phân tích thực trạng khâu kết thúc đầu tư
* Công tác nghiệm thu
Nhìn chung công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình được các ban QLDA, các chủ đầu tư trên địa bàn huyện tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án thi công công tác nghiệm thu còn chậm dẫn đến quyết toán chậm và bố trí kế hoạch vốn thiếu cho dự án phải kéo dài sang năm kế hoạch của năm sau.
Các nhân tố chính làm chậm công tác nghiệm thu
+ Kế hoạch nghiệm thu chưa được các đơn vị xây lắp lên kế hoạch đầy đủ và cụ thể cho các hạng mục công trình, chưa thông báo trước cho các đơn vị liên quan nên đôi khi Chủ đầu tư, các ban QLDA và nhà thầu tư vấn giám sát thi công bị động trong việc cử cán bộ đi nghiệm thu.
+ Tiến độ nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công trình thường chậm và kéo dài do Nhà thầu chậm giải quyết các tồn tại khi nghiệm thu từng phần việc, từng hạng mục công trình, việc này ảnh hưởng tới công tác bàn giao công trình cho đơn vị quản lý sử dụng vận hành.
Chất lượng công tác nghiệm thu
Trong những năm gần đây chất lượng thi công công trình được nâng lên nhất là từ những năm 2010 cho đến nay nhờ có các văn bản của Nhà nước ban hành hướng dẫn kịp thời trong đầu tư XDCB, một phần do phân cấp giành quyền tự quyết định tới các cấp huyện, thành phố, xã, phường, nên các Chủ đầu tư chủ động trong việc bố trí vốn cho công trình và thực hiện chủ trương đầu tư dẫn đến chủ công trình thực hiện nhanh, hiệu quả và đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.
Công tác nghiệm thu công trình về cơ bản đã được Ban QLDA, các Chủ đầu tư cùng các đơn vị tư vấn giám sát thi công, tư vấn thiết kế thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các quy định hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu cho từng hạng mục nếu đạt yêu cầu kỹ thuật mới cho chuyển bước để thi công hạng mục tiếp theo, theo quy đinh tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình
+ Trong khâu khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, nhiều đơn vị tư vấn còn khảo sát thiết kế hời hợt, chưa khảo sát kỹ và thiết kế chưa đề cập hết khối lượng công việc dẫn đến thi công phải điều chỉnh thiết kế, bổ xung khối lượng, phải dừng thi công làm chậm tiến độ, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và chi phí cho giá thành công trình.
+ Trong khi công trình nhà thầu thi công do cạnh tranh đã đề xuất giá dự thầu giảm tới 20-30% giá trị gói thầu dẫn đến không thực hiện được hợp đồng đúng tiến độ, kéo dài, thiếu cán bộ có năng lực quán xuyến công trình, thiếu lực lượng công nhân lành nghề.
+ Công tác giám sát thi công của Chủ đầu tư còn làm việc kiêm nhiệm, các bộ giám sát của Ban QLDA nhiều việc nên giám sát chưa chặt chẽ nhất là nhiều dự án ở xã.
* Công tác thanh quyết toán, giải ngân
Theo thông tư số 09/2016/TT- BTC của Bộ Tài Chính các công trình dự án hoàn thành đưa vào sử dụng chậm nhất sau 3 tháng phải quyết toán. Tính đến nay trên địa bàn huyện Phú Lương số lượng công trình dự án hoàn thành nhưng chưa được quyết toán vẫn còn nhiều.
Bảng 3.4: Công tác quyết toán công trình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN huyện Phú Lương năm 2015 - 2017
Đơn vị tính: công trình/dự án
Năm thành đưa vào Số DA hoàn sử dụng Số DA được quyết toán Tỷ lệ% quyết toán trong năm
Các năm trước để lại 150
2015 130 70 54%
2016 165 134 81%
2017 120 142 118%
Tổng 565 346 84,46%
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Thông qua công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành hàng năm đã góp phần giảm thất thoát ngân sách bình quân từ 0,5% đến 1% giá trị trình phê duyệt của Chủ đầu tư.
Đặc biệt, từ ngày 01/8/2017 đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực quyết toán đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh. Theo đó, toàn bộ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành trình thẩm tra phê duyệt quyết toán được
nhận và trả theo cơ chế một cửa liên thông ở cả cấp tỉnh và cấp huyện; trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong thực hiện quyết toán được nâng cao; chất lượng hồ sơ giao nộp được đảm bảo hơn, hạn chế tối thiểu các hồ sơ thiếu tài liệu; tăng cường phối hợp giữa chủ đầu tư và cơ quan liên quan với cơ quan thẩm tra quyết toán. Tính đến thời điểm hiện nay 100% hồ sơ nhận qua bộ phận một cửa EFY được giải quyết đúng (trong đó 30% trước thời hạn).
Ngoài ra, trong các năm gân đây, thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước. Hàng năm, UBND huyện thường xuyên rà soát, đôn đốc công tác quyết toán dự án hoàn thành, kết quả sau khi rà soát đến hết năm 2017 trên địa bàn toàn huyện còn đọng 219 dự án hoàn thành chưa được thẩm tra, phê duyệt quyết toán, trong đó tập trung phần lớn ở cấp xã, thị trấn.
Qua đó UBND tỉnh cần kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh và đôn đốc các chủ đầu tư trong việc quyết toán công trình.
Nhìn chung trong những năm qua, công tác thanh quyết toán cho hầu hết các dự án/công trình hoàn thành đã phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện được đảm bảo, tuy nhiên với các dự án cấp xã làm chủ đầu tư do thiếu nguồn vốn đối ứng, trình độ một số chủ đầu tư (chủ yếu là cấp xã) hạn chế trong việc thực hiện các thủ tục trong đầu tư XDCB nên vẫn còn tồn đọng việc thanh toán cho các dự án hoàn thành. Mặt khác, do lịch sử để lại, nhiều dự án không quyết toán được hoặc đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian dài nhưng chưa được quyết toán. Trong thời gian tới, huyện Phú Lương cần tiếp tục xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành và tăng cường công tác kiểm tra đến các đơn vị, cân đối ưu tiên phân bổ cho các dự án đã hoàn thành theo đúng chế độ.