Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 63)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Phú Lương

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Huyện Phú Lương có diện tích tự nhiên 368,82 km2, trong đó đất nông nghiệp 119,79 km2; đất lâm nghiệp 164,98km2 (chiếm 44,73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thuỷ sản 6,65km2; đất phi nông nghiệp 46,63km2; đất chưa sử dụng 31,64km2.

Phú Lương có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra-lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 44,73% diện tích đất tự nhiên của huyện. Rừng và nghề rừng là thế mạnh của huyện Phú Lương. Với mô hình kinh tế trang trại rừng - vườn đã giúp huyện tạo công ăn việc làm và cải thiện kinh tế cho các hộ gia đình.

- Tài nguyên nước: Huyện có nguồn nước mặt tương đối phong phú, song sự phân bố không đồng đều. Nguồn nước ngập cũng tương đối phong phú, chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào trong huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc thì Phú Lương có các loại khoáng sản sau:

Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Than có ở nhiều xã điển hình ở mỏ than Phấn Mễ có trữ lượng 2.177.000 tấn.

Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt, magan, titan, thiếc…đặc biệt Titan thuộc xã Động Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn.

Nhóm nguyên liệu và vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét ximăng, sét gạch ngói mà điển hình sét gạch ngói có ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh.

- Về truyền thống: Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 24 km, cách thị trấn Đu 2 km về phía Bắc, có dãy núi rất nổi tiếng đó là núi Đuổm (xa còn gọi là núi Điểm Sơn), thuộc địa bàn xã Động Đạt. Phía đông núi có đền Đuổm thờ Danh nhân lịch sử thời nhà Lý (thế kỷ XII) Dương Tự Minh. Núi Đuổm là một thắng cảnh nổi tiếng, được coi là “địa linh” ở tỉnh Thái Nguyên.

Phía Tây có dãy núi Chúa, cách huyện lỵ Phú Lương khoảng 6 km, nằm trên địa bàn xã Động Đạt và Hợp Thành, là một phần địa giới tự nhiên của huyện này với huyện Đại Từ; có đỉnh cao nhất 432 mét.

Phía Đông Nam, cách thị trấn huyện lỵ Phú Lương khoảng 13 km cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 7 km về phía Tây Bắc, có dãy núi Sơn Cẩm thuộc xã Sơn Cẩm. Ở chân núi Sơn Cẩm, xa có miếu thờ Thượng đẳng phúc thần Dương Tự Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 63)