Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB

bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước huyện Phú Lương

Chú trọng công tác quy hoạch xây dựng cũng như kế hoạch sử dụng

đất; cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, giải quyết các khó

khăn cho doanh nghiệp đang đầu tư tại huyện; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoạt động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư vào huyện.

Lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp; giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi; giảm giá thuê đất và gia hạn nộp thuế đất; ban hành các giải pháp cụ thể, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án lớn, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

Vận động, khơi dậy ý thức tự giác và vai trò chủ thể, trách nhiệm của

người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, thay đổi nhận thức của người dân từ không mong muốn làm đến phải mong muốn làm; tập trung làm tốt công tác chỉ đạo xây dựng điểm của từng thôn làm hình mẫu cho nhân dân đến tham quan, học tập.

Xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện tới cơ sở nhiệt tình, hăng hái, tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương; nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, hoàn thành tốt mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

- Thực trạng quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao?

- Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên?

- Giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duy luận biện chứng, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, dựa trên các lý thuyết kinh tế - tài chính. Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng lý luận kết hợp các phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.

Đề tài sử dụng các thông tin và tài liệu được thu thập từ các nguồn sau: - Thông tin từ những văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động quản lý NSNN, đầu tư XDCB của chính quyền cấp huyện.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn huyện Phú Lương.

- Kế hoạch thu, chi NSNN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017.

- Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017.

- Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng từ Chi cục Thống kê, Phòng tài chính - kế hoạch huyện Phú Lương; Niên giám thống kê huyện Phú Lương; Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế huyện Phú Lương; Báo cáo tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm của huyện Phú Lương qua các năm 2015-2017. Quan điểm, định hướng và mục tiêu của các năm tiếp theo về quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện. Ngoài ra sử dụng một số các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên cơ chế quản lý, nguyên tắc hỗ trợ nguồn vốn đối với các dự án đầu tư XDCB.

Thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp của một số địa phương trong nước.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng công tác phát triển kinh tế, việc làm, đất đai, dân số, thu nhập, thực trạng phát triển nông nghiệp, sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp và thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau, được biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm (%) để so sánh nguồn vốn NSNN qua các năm, cũng như so sánh kết quả sử dụng vốn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Thông qua phương pháp này, phân tích thực trạng quản lý vốn vốn NSNN trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản để ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác quản lý vốn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

b. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận văn

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính

2.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN sử dụng nguồn vốn NSNN

Là chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN của các cơ quan quản lý, năng lực của các đơn

vị chủ đầu tư, đơn vị dự toán trong quá trình triển khai thực hiện. Khi xác định được chỉ tiêu này thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN.

2.3.1.2. Chỉ tiêu phản ánh trình độ, năng lực trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN

Là chỉ tiêu phản ánh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN từ khâu lập kế hoạch đến thanh, quyết toán vốn và thực hiện công tác báo cáo theo yêu cầu.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Chỉ tiêu quyết toán vốn NSNN

Số liệu quyết toán là căn cứ để ghi chép, hạch toán hình thành tài sản Nhà nước đưa vào sử dụng (đối với vốn xây dựng cơ bản), đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tư một dự án như: Thanh toán, xác định công nợ, báo cáo hoàn công... làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư. Đánh giá chỉ tiêu quyết toán vốn phải xem xét ở số công trình, dự án đã lập báo cáo quyết toán trong năm, số lượng công trình, dụ án được thẩm tra quyết toán, giá trị công trình, dự án đề nghị quyết toán và số quyết toán được duyệt.

Tỷ lệ % công trình, dự án QT = x 100%

2.3.2.2. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dựng nguồn vốn NSNN quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dựng nguồn vốn NSNN

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình thực hiện vốn NSNN trong đầu tư XDCB, bao gồm: Kiểm tra việc chấp hành quy định về tiến độ, chất lượng thi công xây dựng các công trình và việc bố trí kinh phí cho các dự án từ đó phát hiện các sai sót, hạn chế trong quá trình quản lý để chấn chỉnh, giúp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSSN.

Số công trình, dự án QT Tổng số công trình, dự án

Tỷ lệ % dự án được kiểm tra = x 100%

2.3.2.3. Chỉ tiêu phân tích về cơ cấu nguồn vốn sử dụng để đầu tư XDCB

Đánh giá kết quả thực hiện chi đầu tư phát triển trên địa bàn trên tổng chi NSĐP. Qua đó làm nổi bật lên sự quan tâm của các cấp, ngành đối với công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Tỷ lệ % trên tổng chi NSĐP = x 100%

Tỷ lệ % trên tổng vốn đầu tư XDCB = x 100%

2.3.2.4. Chỉ tiêu phân tích về kết quả đầu tư

Thời gian dự án giải ngân hoàn thành = 100%

= 100% Số dự án được kiểm tra

Tổng số dự án triển khai thực hiện

Chi đầu tư phát triển Tổng chi NSĐP

Chi đầu tư phát triển Tổng vốn đầu tư XDCB

Tổng số tiền đầu tư năm n Tổng số tiền đầu tư năm n-1

Số lượng dự án đáp ứng yêu cầu

Tổng số dự án Dự án đáp ứng chất lượng,

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG 3.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Phú Lương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là một huyện trung du, miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý từ 210 36’ đến 210 55’ vĩ bắc, 1050 37’ đến 1050 46’ kinh đông. Trung tâm huyện là thị trấn Đu cách thành phố Thái Nguyên 22km về phía Nam. Đặc biệt có tuyến đường huyết mạch quốc lộ 3 chạy qua huyện với tổng chiều dài 38 km, quốc lộ 3 mới chạy song song với chiều dài 22,5 km.

- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên

- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ

(Nguồn: UBND huyện Phú Lương)

Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi cùng với tuyến đường quốc lộ 3 nối liền thủ đô Hà Nôi, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng chạy dọc theo địa bàn

huyện đã tạo điều kiện cho Phú Lương có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong tỉnh cũng như các địa phương khác trong cả nước.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

(Nguồn: UBND huyện Phú Lương) Phú Lương thuộc khu vực miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp, bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, núi đá độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m đến 400m và nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khu

vực núi thấp và vùng bát úp, hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường dưới 150. Với đặc điểm địa hình như vậy đã gây nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông vận tải cũng như canh tác nông nghiệp.

3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Khí hậu của huyện Phú Lương mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh khá rõ rệt. Mùa lạnh (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ hạ xuống thấp, có khi xuống tới 3 độ C ở khu vực vùng cao, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) với nhiệt độ khá cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 độ C, tổng tích nhiệt khoảng 8.000 độ C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng là 27,2 độ C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 28 độ C - 29 độ C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 20 độ C, (thấp nhất là tháng 1: 15,6 độ C). Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2. Lượng mưa trung bình ở Phú Lương khoảng từ 2.000mm đến 2.100mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Huyện Phú Lương có diện tích tự nhiên 368,82 km2, trong đó đất nông nghiệp 119,79 km2; đất lâm nghiệp 164,98km2 (chiếm 44,73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thuỷ sản 6,65km2; đất phi nông nghiệp 46,63km2; đất chưa sử dụng 31,64km2.

Phú Lương có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra-lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 44,73% diện tích đất tự nhiên của huyện. Rừng và nghề rừng là thế mạnh của huyện Phú Lương. Với mô hình kinh tế trang trại rừng - vườn đã giúp huyện tạo công ăn việc làm và cải thiện kinh tế cho các hộ gia đình.

- Tài nguyên nước: Huyện có nguồn nước mặt tương đối phong phú, song sự phân bố không đồng đều. Nguồn nước ngập cũng tương đối phong phú, chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào trong huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc thì Phú Lương có các loại khoáng sản sau:

Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Than có ở nhiều xã điển hình ở mỏ than Phấn Mễ có trữ lượng 2.177.000 tấn.

Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt, magan, titan, thiếc…đặc biệt Titan thuộc xã Động Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn.

Nhóm nguyên liệu và vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét ximăng, sét gạch ngói mà điển hình sét gạch ngói có ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh.

- Về truyền thống: Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 24 km, cách thị trấn Đu 2 km về phía Bắc, có dãy núi rất nổi tiếng đó là núi Đuổm (xa còn gọi là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)