Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
3.2.2.5. Kết quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN
Trong những năm qua công tác đầu tư xây dựng của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thu hút các nguồn lực kinh tế tập trung cho đầu tư phát triển, hàng trăm công trình hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả kinh tế xã hội. Với tổng số vốn dành cho công tác đầu tư xây dựng trong 3 năm qua (2015-2017), huyện Phú Lương đã đầu tư cho XDCB hơn 123 tỷ đồng.
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư
từ nguồn vốn NSNN tại huyện Phú Lương từ 2015 - 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
NỘI DUNG Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng chi NSĐP 520.267 645.225 436.905
Chi đầu tư phát triển 43.853 46.851 41.797
Trong đó: Chi XDCB 34.369 46.851 41.797
Tỷ lệ (%) trên tổng chi NSĐP 8% 7% 10%
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng, từ năm 2015 đến 2017, mức chi cho đầu tư XDCB đều có sự thay đổi qua các năm và mức chi cho đầu tư XDCB luôn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi từ NSNN. Bình quân khoảng xấp xỉ 9% tổng chi ngân sách.
Ngoài ra, còn các khoản chi tương đối lớn cho đầu tư XDCB của huyện từ các nguồn vốn giao UBND huyện làm chủ đầu tư do tỉnh quản lý như vốn ATK, nguồn vốn phân chia cho huyện 40%, nguồn hỗ trợ phát triển vùng… và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư không thể hiện trên báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách nhà nước cấp huyện.
Đầu tư XDCB từ NSNN đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và đầu tư vào các lĩnh vực có sự cần thiết tham gia của Nhà nước, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phú Lương là rất lớn trong khi nguồn lực Nhà nước đầu tư cho hoạt động này còn hạn hẹp. Do vậy, trong điều kiện cầu nguồn vốn lớn hơn so với cung thì việc quản lý và nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là một vấn đề quan trọng, bức thiết đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp làm sao để nguồn lực đầu tư của Nhà nước đạt kết quả tốt nhất, giảm thiểu tình trạng thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên, con số đầu tư từ NSNN còn thấp so với nhu cầu thực tế của nhu cầu đầu tư toàn xã hội.
Bảng 3.6: Cơ cấu chi đầu tư XDCB từ NSNN so với tổng vốn đầu tư XDCB toàn huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN Tỷ lệ đầu tư từ NSNN/Tổng đầu tư XDCB toàn XH 2015 106.020 34.369 32,42% 2016 143.400 46.851 32,67% 2017 136.788 41.797 30,56%
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu NSNN trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 17% nhu cầu chi (83% hưởng trợ cấp và bổ sung từ ngân sách tỉnh) trong khi nhu cầu đầu tư không ngừng gia tăng, với quyết tâm nâng cao chất lượng đầu tư từ nguồn NSNN, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Sở, ngành, huyện đã chủ động rà soát danh mục dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, thực hiện đình hoãn hoặc giãn tiến độ các dự án ngoài kế hoạch trung hạn chưa cân đối bố trí được nguồn vốn. Chất lượng công tác lập, phân bổ kế hoạch được cải thiện về cơ bản chính xác hơn, sát với tiến độ, thời gian thực hiện dự án. Mặt khác đã tích cực rà soát, cắt giảm, điều chuyển nguồn đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí. Đặc biệt, với sự ra đời của Chỉ thị số 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu chính phủ, thì tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải bước đầu đã được khắc phục, chất lượng đầu tư đã được
nâng cao. Tỷ lệ hoàn thành giải ngân theo kế hoạch đạt mức độ khá 98%, nợ XDCB dần được khắc phục, là kết quả nỗ lực của địa phương nhằm đạt mục tiêu quản lý hiệu quả, chất lượng nguồn lực của Nhà nước trong đầu tư XDCB.