5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý các dự án đầu tư
sách nhà nước tại một số địa phương
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
* Tại Hà Tĩnh
Phát huy những tiềm năng và lợi thế, trong những năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Với phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của địa phương với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp theo hướng nhà đầu tư, doanh nghiệp được hưởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất theo quy định. Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050 do Tập đoàn Tư vấn Monitor (Hoa Kỳ) lập, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hà Tĩnh đã thu hút được 700 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký trên 350.000 tỷ đồng. Riêng 5 tháng đầu năm 2017, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 41 dự án (vốn đăng ký trên 4.200 tỷ đồng). Nhiều dự án lớn của các tập đoàn trong nước như Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng, Nhà máy Bia Sài Gòn, Nhà máy Cọc sợi Hồng Lĩnh, các cầu cảng tại Cảng Vũng Áng... đã hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các cơ sở
sản xuất hiện có, triển khai tăng quy mô sản xuất một số dự án có lợi thế, thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng.
* Tại Vĩnh Phúc
Sau 20 năm tái lập, với đường lối, chủ trương phát triển đúng đắn, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển vượt bậc. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Quy mô nền kinh tế năm 2016 tăng 39,5 lần so với năm 1997 khi mới tái lập tỉnh. Thành công trên có một phần đóng góp không nhỏ của công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh.
Với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư như: chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi; giảm giá thuê đất và gia hạn nộp thuế đất; huy động nguồn kinh phí ứng trước từ doanh nghiệp để giải phóng mặt bằng nhanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính; hoàn thiện hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp...
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đến công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến nay, toàn tỉnh có 58 quy hoạch đã được duyệt cho thời kỳ đến năm 2020, trong đó có 10 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện; 48 quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được quan tâm. Tỉnh đã lập, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất các giai đoạn 1997- 2010 và giai đoạn 2011-2020, có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, làm cơ sở cho việc thu hồi, giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Ngay từ khi mới tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư là chìa khóa quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển. Từ đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về công tác thu hút đầu tư. Tỉnh đặc biệt chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp đang đầu tư tại tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thành lập Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh (IPA) nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; xây dựng Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); ban hành các giải pháp cụ thể, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án lớn, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư và quan tâm đầu tư hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp... Do đó, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh tăng cao. Năm 1998, toàn tỉnh chỉ có 8 dự án FDI và 1 dự án DDI; đến nay Vĩnh Phúc có 904 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó 244 dự án FDI từ 16 quốc gia/vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,6 tỷ USD; 660 dự án DDI với tổng vốn đầu tư trên 67 nghìn tỷ đồng, trong đó có 55% dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công tác vận động thu hút các dự án ODA luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là giai đoạn 2011-2015. Đến nay, tổng vốn ODA đã đầu tư trên địa bàn tỉnh khoảng 177 triệu USD, trong đó vốn ODA do tỉnh Vĩnh Phúc chủ quản là 123,7 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh đã kêu gọi thành công 03 dự án được nhà tài trợ chấp thuận bằng văn bản, dự kiến số vốn được vay khoảng 350 triệu USD. Các nguồn vốn ODA, NGO đã góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của tỉnh phục vụ thu hút đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân, giảm ô nhiễm môi trường.