Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
3.2.1. Thực trạng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Bảng 3.3. Các nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
STT Nguồn vốn đầu tư Tổng số Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
I Nguồn vốn do huyện quản lý 132.501 43.853 46.851 41.797
1 Tiền đất 53.627 14.363 12.878 26.386
2 Nguồn chuyển nguồn 8.251 2.736 328 5.187
3 Nguồn xổ số kiến thiết 3.694 1.994 900 800
4 Ngân sách tỉnh hỗ trợ 57.213 17.828 30.294 9.091
5 Nguồn kết dư ngân sách huyện 914 57 857 -
6 Nguồn ngân sách xã 72 27 45 -
7 Kết dư ngân sách xã 156 - 156 -
8 Chi từ nguồn thu hồi các khoản chi
năm trước 193 - 193 -
9 Nguồn khác - 6.848 1.200 333
II Nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh 107.936 36.508 41.726 29.702
1 Nguồn vốn XDCB tập trung 47.589 5.754 19.133 22.702
2 Nguồn vốn ĐTPT KTXH vùng 30.000 20.000 5.000 5.000
3 Nguồn vốn Trái phiếu chính phủ 19.347 10.754 6.593 2.000
4 Nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển 11.000 - 11.000 -
Tổng cộng 240.437 80.361 88.577 71.499
Nguồn : UBND huyện Phú Lương
Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc chấn chỉnh lại công tác quản lý, cơ cấu lại đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ theo hướng tập trung hiệu quả, giảm dần tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phê duyệt nhiều dự án quá khả năng cân đối vốn, dẫn đến phân bổ vốn dàn trải, kéo dài thời gian thi công, gây lãng phí thất thoát,... Nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để.
Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong các năm tới, tình hình thu ngân sách nhà nước dự báo tiếp tục khó khăn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ khó có thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư để hoàn thành các dự án dở dang của các bộ, ngành, địa phương.
Để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần tiếp tục chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương.