Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
3.2.2.2. Phân tích khâu thực hiện đầu tư
a) Tiến độ thi công các công trình xây dựng
Công tác thi công là một khâu quan trọng nhất, phức tạp nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy hiệu quả của vốn đầu tư. Tuy nhiên trong những năm qua tại huyện Phú Lương vẫn còn nhiều dự án kéo dài so với tiến độ được duyệt, nhất là các dự án lớn. Theo báo cáo của UBND huyện năm 2015 là 05 công trình, năm 2016 là 07 công trình, năm 2017 là 05 công trình, nguyên nhân chính vẫn do bố trí vốn dàn trải và vướng trong công tác GPMB, điều chỉnh dự án nhiều lần. Theo báo cáo của HĐND huyện về kết quả giám sát các công trình của huyện năm 2016 thì nhiều dự án chậm tiến độ thi công, như: Bãi rác thải huyện Phú Lương khởi công năm 2015; Cấp nước sinh hoạt xã Phấn Mễ khởi công từ năm 2014; Đường GTLX QL3 - Khe Mát xã Phấn Mễ khởi công từ năm 2014; Quy hoạch chi tiết Khu dân cư Dương Tự minh khởi công từ năm 2014 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư; ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình.
Các nhân tố chính làm chậm tiến độ thi công
- Các dự án hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, khu đô thị mới, các dự án xây dựng tuyến đường mới thường chậm do khâu GPMB chưa xong dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng thi công.
- Nhà thầu thi công chưa đủ mạnh về nhân lực, năng lực,biện pháp tổ chức thi công chưa khoa học và hạn chế về vốn, thi công cầm chừng trông chờ vào vốn cấp theo kế hoạch hàng năm của Nhà nước.
- Nhiều dự án do Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chưa chính xác, các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định còn thiếu trách nhiệm thẩm định sơ sài dẫn đến trong quá trình thi công nhà thầu, tư vấn giám sát và Chủ đầu tư phát hiện cần phải thay đổi thiết kế cho phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng của dự án, vì vậy phải dừng thi công chờ xử lý kỹ thuật và phê duyệt điều chỉnh thiết kế, phê duyệt lại tổng mức đầu tư.
- Nguồn vốn phân bổ không tập trung, dàn trải. Công tác cải cách hành chính chưa được thực hiện tốt.
b) Chất lượng trong công tác thi công
Công tác thi công của các đơn vị thi công xây lắp nhìn chung đạt chất lượng song vẫn còn một số đơn vị xây lắp thi công chậm và chất lượng kém do khi tính toán bỏ thầu nên khi bắt tay vào thi công gặp khó khăn trong việc huy động nhân lực và phương tiện thi công.
Nhà thầu ký nhiều hợp đồng thi công cùng thời điểm dẫn đến lực lượng thi công lành nghề của nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Công tác giám sát thi công quyết định đến chất lượng công trình, đảm bảo công tác thi công đúng tiến độ và các mặt yêu cầu khác trong quá trình thi công như đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, công tác giám sát thi công thường xuyên tại hiện trường giúp cho đơn vị thi công xử lý các tình huống tại hiện trường được nhanh chóng, đảm bảo cho thi công được thuận lợi.
Quản lý chất lượng thi công XDCT đã thực hiện tốt các công việc sau: - Tổ chức quản lý chất lượng thi công XDCT.
- Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện QLCL thi công XDCT với nội dung:
+ Lập kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công. + Lập và ghi nhật ký thi công XDCT theo quy định.
+ Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường, nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng nghiệm thu hoàn thành.
+ Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu
- Các chủ đầu tư đã thực hiện giám sát chất lượng thi công XDCT theo nội dung:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công CTXD theo quy định tại điều 72 của Luật xây dựng.
+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công XDCT với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng về nhân công, thiết bị thi công, hệ thống quản lý chất lượng nhà thầu.
+ Kiểm tra giám sát vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình. + Kiểm tra giám sát trong quá trình thi công.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi Chủ đầu tư phải có năng lực để QLDA hoặc thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư QLDA. Huyện Phú Lương chỉ có 01 Ban QLDA còn hầu hết là do chủ đầu tư trực tiếp quản lý vì vậy đã có những tồn tại sau:
- Chủ đầu tư khoán trắng công việc cho đơn vị tư vấn hoặc đơn vị thi công, có chủ đầu tư khi cơ quan quản lý đến làm việc nếu không có nhà thầu, đơn vị thi công thì chủ đầu tư không thể báo cáo được tình hình thực hiện hoặc chỉ nêu nên được những nét chung nhất.
- Các chủ đầu tư không nắm chắc các quy định về quản lý dự án, lúng túng trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Công tác giám sát thi công, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ do không có cán bộ thường xuyên bám sát tại hiện trường và do là cán bộ kiêm nhiệm của của các đơn vị phòng ban, xã phường nên chủ yếu dựa vào báo cáo của nhà thầu.
- Không kiểm soát được nhà thầu.
- Trách nhiệm của nhà thầu được quy định tại Điều 25 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
+ Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.
+ Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan ;
+ Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy định của hợp đồng xây dựng.
+ Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng.
+ Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý
chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
+ Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
+ Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
+ Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
+ Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. + Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
+ Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
+ Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
+ Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.