Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
3.2.2.4. Phân tích tình hình thực hiện dự án theo kinh phí
Công tác quản lý chi phí dự án đầu tư của các Ban QLDA và các Chủ đầu tư đều tuân theo hệ thống tài chính kế toán hiện hành mà ta có thể thấy qua một số văn bản sau đây:
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 05/2016TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Thông tư số 06/2006/TT/BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
- Quyết định số 65/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc công bố bộ đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 2949/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng công trình sửa đổi và bổ sung theo định mức của Bộ Xây dựng;
Trong những năm qua, việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án do khảo sát, thiết lập dự toán chủ đầu tư còn hời hợt, năng lực tư vấn còn yếu kém nên còn phát sinh khối lượng, điều chỉnh thiết kế dẫn đến phải dừng và phê duyệt, còn do chính sách nhà nước thay đổi liên tục và không đồng bộ. Các phát sinh này làm vượt TMĐT ban đầu làm tăng chi phí, ảnh hưởng chất lượng QLDA, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB có nhiều cơ quan tham gia. Công tác chuẩn bị đầu tư là do phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì thẩm định cùng các ngành tham gia; thẩm định thiết kế kỹ thật và tổng dự toán (dự toán), quản lý chất lượng công trình là do phòng Kinh tế và Hạ tầng; quản lý sử dụng vốn là các Chủ đầu tư và các Ban QLDA; cấp phát thanh toán vốn là Kho bạc nhà nước; Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là phòng Tài chính - Kế hoạch. Ngoài ra còn có tổ chức tư vấn giám sát trong quá trình thực hiện dự
án…nhưng việc phối hợp quản lý đang còn xem nhẹ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Việc thẩm định dự án các ngành chưa nêu cao trách nhiệm mà còn phó mặc cho cơ quan chủ trì là chính, nhiều dự án mang tính chất chuyên ngành cao nhưng các ngành chuyên môn không tham gia hoặc tham gia chiếu lệ.
Trình tự lập, nội dung thuyết minh và thiết kế cơ sở nhìn chung phù hợp với quy định đầu tư xây dựng của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nhưng trong quá trình lập Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Tư vấn chưa nghiên cứu sâu, kỹ nên khi thực hiện một số dự án phải điều chỉnh phát sinh nhiều lần: Có dự án phải điều chỉnh nội dung, quy mô, giá trị tới 3 lần; có dự án tổng mức đầu tư sau điều chỉnh gấp 2 lần ban đầu. Cá biệt có những dự án khi xây dựng xong mới phát hiện khảo sát lập dự án diện tích khu đất khu đất không chính xác đã gây dư luận không tốt trong nhân dân như xây dựng Trụ sở UBND xã Cổ Lũng, do xây dựng nhầm vị trí nên đến nay UBND xã Cổ Lũng vẫn chưa hoàn tất được thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi xây dựng trụ sở. Như vậy có thể thấy những người có trách nhiệm chưa thực sự tâm huyết với sản phẩm của mình, tạo ra sản phẩm có chất lượng chưa cao.
Trong các năm trong số các dự án được duyệt trong 3 năm (2015-2017) đã có rất nhiều dự án phải phê duyệt lại do phải điều chỉnh, bổ xung quy mô, khối lượng hoặc tính sai, thiếu. Một số các dự án phải trả hồ sơ rất nhiều lần vì chất lượng dự án quá thấp. Một số dự án điều chỉnh lại nhiều lần do chế độ chính sách của Nhà nước liên tục thay đổi, tăng chi phí nhân công và máy thi công, giá cả luôn thay đổi lớn và thời gian thi công kéo dài làm chất lượng dự án chưa cao.
Một số tổ chức tư vấn yếu kém về chuyên môn nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình hoặc kiến kế công trình không theo đúng quy định của Nhà nước.
Phê duyệt đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu chưa phù hợp với quy định tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng và dễ phát sinh tiêu cực trong quản lý đầu tư.
Qua việc thẩm tra quyết toán còn có Chủ đầu tư lập sai chế độ, định mức quy định; còn sai sót trong nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành làm thất thoát vốn đầu tư trong quyết toán công trình.
Theo nguyên tắc của Bộ Tài chính đã quy định, các công trình xây dựng phải được quyết toán theo đúng thời hạn và được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập. Báo cáo quyết toán công trình do bên B lập bảng tập hợp tất cả những chi phí mà bên B đã chi phục vụ việc hoàn thành công trình. Những chi phí này phải phù hợp với dự toán trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đã được duyệt.
Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến giá trị công trình
Về khả năng nguồn vốn vẫn còn hạn chế do đó các dự án ít hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.
Các ban quản lý, chủ đầu tư năng lực quản lý dự án còn rất hạn chế. Chất lượng tư vấn trách nhiệm chưa cao, năng lực hạn chế do đó trong quá trình lập dự án, thiết kế kỹ thuật chưa đưa ra được giải pháp tốt quá trình khảo sát tính toán còn thiếu nhiều.
Dự án phải điều chỉnh lại nhiều lần nguyên nhân do hạn chế chính sách, giá cả luôn thay đổi lớn, thời gian thi công kéo dài.
Các cấp, các ngành, các chủ đầu tư chưa hiểu biết và chưa quan tâm đúng mức đến công tác theo dõi, giám sát, quản lý quá trình thực hiện đầu tư để đảm bảo hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.
Sự ảnh hưởng của công tác quản lý tiến độ, quản lý chất lượng kéo theo đó là những khó khăn về quản lý chi phí. Thời gian thi công kéo dài hơn so dự kiến dẫn đến các chế độ của nhà nước hay đơn giá có thể thay đổi, dẫn đến phải dự toán theo chế độ mới điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý.
Một số cơ quan quản lý nhà nước và các chủ đầu tư thuộc UBND huyện chưa được thực sự nâng cao trước trách nhiệm vốn đầu tư của nhà nước, buông lỏng quản lý ở các khâu được giao trách nhiệm.