Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực

1.1.5.1. Các nhân tố bên ngoài

- Sự đa dạng về nguồn nhân lực: Đó là sự khác nhau về nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, năng khiếu, khoảng cách về tuổi tác,... do đó quản lý nguồn nhân lực càng thêm khó khăn và phức tạp hơn.

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của tổ chức do vậy trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ cũng phải theo kịp sự phát triển đó. Vì vậy, tổ chức phải có những kế hoạch tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo kịp với sự tiến bộ của công nghệ ngày một hiện đại.

- Sự cạnh tranh của thị trường trong và ngoài nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đòi hỏi tổ chức phải có những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, yêu cầu đó càng cần tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực. Toàn cầu hóa gia tăng các đối tác quốc tế: số lượng sinh viên quốc tế tăng, sự dịch chuyển giảng viên, chuyên viên theo chuyên môn, năng lực.

- Chính sách, pháp luật của nhà nước: Các tổ chức trong quá trình hoạt động của mình cần phải tuân thủ và tôn trọng các quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Đặc biệt là các chính sách của nhà nước để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người lao động như: chế độ lương, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội...

1.1.5.2. Các nhân tố bên trong

Môi trường bên trong của tổ chức được hiểu là nền văn hoá của tổ chức. Nền văn hoá của tổ chức bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Cần chú ý đến các tập quán, thói quen, truyền thống phong cách sinh hoạt, nghệ thuật ứng xử trong tổ chức. Tất cả những yếu tố đó tạo nên bầu không khí, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho từng tổ chức.

- Đào tạo, phát triển và xây dựng nguồn nhân lực để nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong những mục tiêu quan trọng của một tổ chức. Nhưng bên cạnh đó, tổ chức còn có rất nhiều các mục tiêu khác cần phải thực hiện như: mở rộng các loại hình đào tạo, tăng nguồn thu từ các loại hình đào tạo... Vì vậy, các nhà quản lý cần phải cân đối để duy trì hài hòa các mục tiêu trong khả năng có thể của tổ chức.

- Để đạt được mục tiêu chung của tổ chức, thì người quản lý cần phải biết hài hòa mối quan hệ giữa người lao động và tổ chức. Người lao động luôn mong muốn được làm việc trong môi trường tốt hơn, nhận được mức lương cao hơn, được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội nhiều hơn. Tuy mong muốn là vậy, nhưng không ít người lao động lại làm việc thu động, né tránh trách nhiệm, không chủ động đưa ra sáng kiến. Tổ chức luôn mong muốn người lao động gắn bó, cống hiến hết mình cho công việc song lại không

không chịu lắng nghe hoặc bày tỏ với nhân viên về những vấn đề liên quan đến việc cải thiện cung cách kinh doanh, điều kiện làm việc...

- Văn hóa nơi làm việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nguồn nhân lực. Đó là hệ thống những giá trị, niềm tin và các thói quen được hình thành trong tổ chức, tác động đến mô hình của mỗi tổ chức và tạo ra các chuẩn mực hành vi của tổ chức. Văn hóa nơi làm việc bao gồm: phong cách của người lãnh đạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, ý chí quyết tâm của lãnh đạo, việc tạo động lực, truyền nhiệt huyết, tạo niềm tin cho người lao động... Các biện pháp, giải pháp để quản lý nguồn nhân lực cần phải điều chỉnh theo hướng tích cực của văn hóa.

- Sứ mạng, mục đích, địa vị, chức năng xã hội của tổ chức: Mỗi tổ chức đều có sứ mạng mục đích riêng. Mỗi cấp quản lý nhân lực phải hiểu rõ sứ mạng của mình trong tổ chức từ đó đề ra mục tiêu của đơn vị mình. Chiến lược, chính sách nhân sự của tổ chức là kim chỉ nam hướng dẫn cho các nhà quản lý nhân lực trong các hoạt động.

Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực tại Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)