Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 104 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

Trong những năm qua Nhà trường đã luôn có sự điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu cán bộ, viên chức theo hướng tăng dần số lượng cán bộ, viên chức nhằm đáp ứng với yêu phát triển hiện nay. Hàng năm, Nhà trường đã tiến hành sắp xếp bố trí lại cán bộ, viên chức, thực hiện luân chuyển công việc, thuyên chuyển, đề bạt lên chức vụ mới để đảm bảo ngày càng phù hợp giữa

khả năng của cán bộ, viên chức với yêu cầu công việc, Nhà trường cũng đã tiến hành bố trí công tác kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau đối với cán bộ quản lý giỏi có năng lực. Tuy nhiên, để công tác sắp xếp bố trí cán bộ, viên chức đạt hiệu quả cao hơn Nhà trường cần chú ý một số vấn đề sau:

- Trong công tác bố trí cán bộ kiêm nhiệm, để kích thích họ hăng say làm việc và làm việc đạt hiệu quả cao với công việc chính cũng như công việc kiêm nhiệm, Nhà trường cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng như: tăng lương, tăng các khoản phụ cấp khác...

- Hàng năm, thông qua công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, viên chức, người phụ trách, lãnh đạo các phòng, khoa, trung tâm cần có những nhận định đánh giá một cách khách quan năng lực của cán bộ, viên chức mà mình quản lý. Để từ đó tìm ra những cán bộ ưu tú có uy tín, có năng lực chuyên môn, có trình độ học vấn, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc để đề bạt lên vị trí công việc mới chức vụ cao hơn. Đây là một trong những biện pháp tạo động lực cho cán bộ, viên chức phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc mình đang đảm nhận, tạo ra hiệu quả công việc cao để có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Để công tác đề bạt cán bộ vào những vị trí công tác mới có hiệu quả cao và thực sự phát huy tác dụng, Nhà trường cần chú ý: Các chính sách đề bạt phải khắc phục được các hạn chế của công tác đề bạt, bổ nhiệm trước đây. Các quyết định đề bạt nhân sự phải dựa trên yêu cầu công việc, cán bộ phải có đủ năng lực đáp ứng được vị trí công việc. Có chính sách đề bạt nhân sự phù hợp, đúng người, đúng việc, tạo điều kiện để cán bộ phát huy sở trường không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cống hiến hết mình vì sự phát triển của Nhà trường.

Đào tạo, phát triển nhân lực là để đưa những người có năng lực vào vị trí mới khi có nhu cầu. Là phương án thay thế việc tuyển dụng cán bộ, viên chức mới, chuẩn bị nhân lực cho vị trí mới, đảm nhận công việc có hiệu quả

hơn. Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ, viên chức, đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của cán bộ, viên chức.

Đào tạo cán bộ, viên chức có đủ trình độ đáp ứng các yêu cầu của công nghệ mới, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, tạo điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý vào Nhà trường.

Việc triển khai công tác đào tạo phải dựa trên chiến lược phát triển và năng lực của cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo và thực hiện theo các bước công việc cụ thể sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo, việc xác định nhu cầu đào tạo dựa trên cơ sở chiến lược phát triển. Đồng thời, xác định nhu cầu đào tạo phải dựa trên đề xuất của các phòng, khoa, trung tâm và trên cơ sở phân tích đặc điểm, chất lượng nguồn nhân lực của phòng Tổ chức- Hành chính.

Bước 2: Tổ chức các khóa đào tạo: Phòng Tổ chức- Hành chính thực hiện các thủ tục để tổ chức các khóa học. Việc chọn lựa tổ chức đào tạo phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về nội dung khóa học, trình độ giảng viên và các công tác tổ chức khác. Đối với các khóa học cho cán bộ chương trình đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cần thuê các tổ chức đào tạo trong nước có uy tín tiến hành đào tạo. Còn các chức danh khác, có thể dùng cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong Nhà trường tự tổ chức đào tạo hoặc thuê các giáo viên ở các trường có nhiều kinh nghiệm và sau đó mời các tổ chức có uy tín đến kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo.

Bước 3: Đánh giá hiệu quả đào tạo: cán bộ, viên chức sau khi được đào tạo trở lại làm việc trong các bộ phận cần có sự giám sát và đánh giá việc áp dụng kiến thức đào tạo vào công việc sau thời gian tối thiểu là 6 tháng. Kết quả đánh giá cán bộ, viên chức sẽ được thông tin phản hồi đến cán bộ, viên chức và là cơ sở cho việc xem xét đào tạo, phát triển cán bộ, viên chức.

Ngoài ra, Nhà trường có thể hoàn thiện công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức theo hướng sau:

-Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên trách đào tạo của Nhà trường: Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực thì yêu cầu quan trọng là phải có một đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác này. Để phát huy tối đa hiệu quả của công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức của Nhà trường, Nhà trường cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Nhà trường nên tách riêng công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường thành một bộ phận chuyên trách với biên chế phù hợp có từ 2-3 cán bộ có trình độ từ Thạc sĩ trở lên. Giao hẳn cho bộ phận này đảm nhận công tác có liên quan đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ này.

-Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý:

Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ là điều không thể thiếu và phải được xem như việc làm thường xuyên; để thực hiện tốt công việc quản lý, phải có một chính sách đào tạo nâng cao trình độ cho đối tượng này. Trước hết, mục tiêu, yêu cầu của chính sách là lựa chọn, đào tạo một tập thể cán bộ, viên chức đồng bộ về số lượng và trình độ cao. Hoàn thiện, mở rộng, đầu tư đào tạo theo nhiều hình thức, đào tạo một cách căng thẳng về thời gian, theo một cơ cấu kiến thức và cách thức thích hợp...nhằm có được đội ngũ cán bộ quản lý theo ý muốn.

-Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức:

Coi trọng lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng thông qua nhiều kênh khác nhau. Tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo một chương trình bắt buộc được định sẵn cho từng vị trí.

Sử dụng nguồn kinh phí đào tạo hợp lý, ưu tiên theo chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển ở từng thời kỳ.

Lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng phải có chiến lược, tức là phải kế hoạch hoá công tác đào tạo nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển của Nhà trường.

Chú trọng đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức có chất lượng cao, xác lập quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các vị trí.

-Đào tạo phát triển gắn với khuyến khích cán bộ, viên chức:

Hiệu quả của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đạt được do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định đó là sự đóng góp trí tuệ, tinh thần, sức sáng tạo của cán bộ, viên chức, những người trực tiếp gắn bó với Nhà trường. Chính vì vậy, Nhà trường cần phải thường xuyên chăm lo đến các lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, viên chức, từng bước giúp cán bộ, viên chức có cơ hội cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần để họ yên tâm làm việc, gắn bó với Nhà trường.

Khuyến khích vật chất: Thưởng cho cán bộ, viên chức có kết quả học tập tốt để khuyến khích cán bộ, viên chức tích cực học tập. Quy định các khoản phụ cấp trách nhiệm cụ thể cho các đối tượng có nhiệm vụ đào tạo kèm cặp để họ có trách nhiệm và quan tâm tới người được kèm cặp. Điều chỉnh mức thưởng và phụ cấp đối với các đối tượng đạt các danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến phù hợp hơn.

Khuyến khích tinh thần: Nhà trường nên có những biện pháp khen thưởng cho các cá nhân có kết quả học tập xuất sắc để khuyến khích động viên họ tham gia các chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, cần bố trí cán bộ, viên chức sau đào tạo hợp lý tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức do họ được công nhận trình độ, khả năng làm việc.

-Tiến hành đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, viên chức của Nhà trường: Nhà trường cần tiến hành đào tạo và đào tạo lại không chỉ đối với số cán bộ, viên chức trẻ mà cả với đội ngũ cán bộ, viên chức có thâm niên công tác, có kinh nghiệm lâu năm, nhằm bồi dưỡng, trang bị cho họ những kiến thức mới liên quan đến công việc giúp họ thực hiện công việc tốt hơn. Không những

vậy, cũng cần đào tạo lại đối với cán bộ quản lý để họ thích nghi, nắm bắt kịp thời, linh hoạt và theo kịp với sự thay đổi. Hàng năm, Nhà trường cần xem xét, cân nhắc những cán bộ, viên chức có trình độ năng lực, sức khỏe cử đi học dài hạn hoặc đi học tập ở nước ngoài thay vì việc tuyển mộ cán bộ, viên chức mới, như vậy giúp Nhà trường vừa có đội ngũ cán bộ quản lý có đủ trình độ đáp ứng với yêu cầu công việc, vừa hạn chế tăng quy mô cán bộ, viên chức.

Ngoài ra để khuyến khích cán bộ, viên chức tự học, đồng thời góp phần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong những năm tới đây, Nhà trường cần xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ, viên chức tự học với một số nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng quy chế quy định cán bộ, viên chức tự học là hình thức tự đào tạo, được Nhà trường khuyến khích, hỗ trợ nhằm phát huy khả năng và đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức của cán bộ, viên chức, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Triển khai đào tạo theo hình thức tín chỉ theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cho học viên khi tích lũy đủ tín chỉ.

+ Xây dựng quy định các tiêu chí về cán bộ, viên chức tự học, điều kiện được hỗ trợ kinh phí, thời gian, khen thưởng, đề bạt, nâng lương... và giao cho phòng Tổ chức- Hành chính hướng dẫn, theo dõi và quản lý, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá kết quả tự học của cán bộ, viên chức để có cơ sở giải quyết chế độ hỗ trợ kinh phí, khen thưởng, đề bạt, nâng lương. khuyến khích cán bộ, viên chức tự học đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong chương trình.

+ Về kinh phí: hỗ trợ cho cán bộ, viên chức tự học với mức được quy định rõ trong Quy chế chi tiêu nội bộ như tiến sĩ, thạc sĩ, chuyển đổi từ cao đẳng lên đại học và các hình thức học khác.

+ Về thời gian học tập: Tạo điều kiện được đi học trong thời gian làm việc và hưởng nguyên lương.

+ Về chính sách sau khi đi học nâng cao trình độ:

Ưu tiên đưa vào diện quy hoạch cán bộ và khen thưởng đối với những trường hợp cán bộ, viên chức đạt loại giỏi trở lên được xét nâng lương sớm trước thời hạn và khen thưởng hàng năm.

Việc thực hiện tốt các nội dung đào tạo nêu trên sẽ mang lại hiệu quả như sau:

Nâng cao trình độ của cán bộ, viên chức, từ đó nâng cao chất lượng thực hiện công việc.

Nhà trường có được cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển khi áp dụng công nghệ mới.

Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của cán bộ, viên chức thông qua việc tổ chức đào tạo phát huy sáng kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)