Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 52 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ và các tài liệu xuất bản liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê tỉnh Phú Thọ; trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm....Ngoài những tài liệu được cung cấp từ các cơ quan có liên quan còn có các tài liệu thứ cấp khác được tác giả thu thập từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet và các cuộc hội thảo. Các tài liệu này được tổng hợp, phân tích và so sánh chủ yếu nhằm tìm ra những đặc điểm, điểm mạnh và điểm yếu của nhân lực trong ngành giáo dục.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để xây dựng hệ thống chỉ tiêu, nghiên cứu thực trạng và đánh giá chất lượng nhân lực trong trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm từ đó xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học.

a. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những đặc điểm chất lượng nhân lực trong lĩnh vực đang nghiên cứu, đặc biệt là nhà quản lý và nhân lực sản xuất trực tiếp trong các trường.

Mục đích phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau để nhận thông tin giúp học viên có thể so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thông tin phỏng vấn thu thập được. Các nhóm đối tượng tham gia khảo sát định tính: quản lý (lãnh đạo), chuyên gia (cán bộ quản lý/ cán bộ, viên chức lâu năm) và lao động trực tiếp.

b. Phương pháp quan sát tại nơi làm việc

Học viên thực hiện quan sát các thao tác tại nơi làm việc, thái độ làm việc, thái độ giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, khả năng xử lý tình huống của cán bộ quản lý và giảng viên… tại nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu.

c. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Cuộc khảo sát sẽ sử dụng bảng hỏi cấu trúc/bán cấu trúc để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp.

* Đối tượng điều tra

Là cán bộ, công chức và người lao động tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

* Địa điểm và thời điểm điều tra:

+ Tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

+ Thời gian điều tra của luận văn được tiến hành vào tháng 04 năm 2018.

* Quy mô mẫu

Cách thức chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phát phiếu điều tra tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm. Theo Slovin (1984 - trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010) cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n= N/(1+Ne2)

Trong đó: N: Số quan sát tổng thế; e: sai số cho phép.

Nghiên cứu sử dụng mức chắc chắn 95%, biên sai số 5%. Theo Nguyễn Văn Dung (2010), các nhà nghiên cứu thường chỉ quan tâm đến độ tin cậy 95% hay 99%, tuy nhiên, mức tin cậy 95% hiện được sử dụng nhiều nhất. Saunders et al. (2010) cũng cho rằng, các nhà nghiên cứu thường tìm kiếm mức chắc chắn 95%. Luck và Rubin (2005) cũng khẳng định, biên sai số 5%, mức tin cậy 95% được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu.

Theo số liệu báo cáo nhân lực của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm năm 2017 là 201 người ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy 95%, mức sai số 5%. Áp dụng công thức trên ta có số mẫu cần lấy:

n = 201/(1 + 201.(0.05)^2) = 134

- Nội dung điều tra: Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài lòng của cán bộ CNV đối với từng nội dung quản lý nguồn nhân lực của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm mà cụ thể ở đây là sự đánh giá của CB,CC, nhân viên về quản lý nguồn nhân lực, sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về công tác quản lý nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

+ Phiếu hỏi gửi cán bộ lãnh đạo quản lý trong trường gồm: Ban Giám hiệu và cấp trưởng các đơn vị phòng, khoa, ban: 20 phiếu.

+ Phiếu hỏi gửi giảng viên: 80 phiếu.

+ Phiếu hỏi gửi cán bộ làm công tác hành chính (các phòng ban): 34 phiếu. - Thông tin lấy mẫu: Mẫu phiếu điều tra được kèm theo trong phụ lục thuộc luận văn này (xem phụ lục 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)