Một số kiến nghị với Bộ Công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 118 - 126)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Một số kiến nghị với Bộ Công thương

Thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, tập huấn hoạt động xây dựng, thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục của các trường Đại học, Cao đẳng. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực ngành Giáo dục.

Hoàn thiện, cải tiến chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng, bổ sung các văn bản về chế độ, chính sách, quy định đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với giảng viên.

Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích nhà giáo, đồng thời thu hút những người có năng lực và trình độ cao, có tài năng vào đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Quan tâm hơn nữa tới việc thực hiện đề án đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng với phương thức kết hợp đào tạo trong và ngoài nước. Tập trung giao nhiệm vụ cho một số trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu lớn trong nước đảm nhiệm việc đào tạo tiến sĩ trong nước với sự tham gia của các giáo sư được mời từ những đại học có uy tín trên thế giới.

KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực luôn là tài sản vô giá, quyết định sự thành bại của mỗi tổ chức. Trong tổ chức, việc quản lý nguồn nhân lực là một hoạt động rất quan trọng, làm như thế nào để có một nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình độ và tâm huyết với công việc. Bên cạnh đó, cùng với các chính sách quản lý nhân lực toàn diện sẽ mang lại cho tổ chức những lợi ích to lớn. Vậy để quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả và đạt được những mục đích đó là sự phát triển, đối với người lao động là tiền lương, sự thỏa mãn trong công việc... đã, đang và sẽ trở thành một câu hỏi mà bất kỳ tổ chức nào cũng phải tìm lời giải. Căn cứ mục đích nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được các nội dung cơ bản sau:

- Trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức. Qua đó khẳng định nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển của tổ chức.

- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm. Từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại trường: việc tuyển dụng và bố trí chưa khoa học; giao nhiệm vụ chưa rõ ràng còn chồng chéo; đánh giá thực hiện công việc mang tính hình thức; công tác đào tạo đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả; đặc biệt trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm có tính đặc thù công nghệ và kỹ thuật cao nên vấn đề tiền lương, tiền công chưa thỏa mãn nhu cầu của CB, VC.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào: Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý; hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực; công tác quy hoạch, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực cho phù hợp.

Do những hạn chế về khả năng nghiên cứu, kiến thức và thời gian nên luận văn mới chỉ phân tích, đánh giá các giải pháp tổng thể của vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu chi tiết các giải pháp cụ thể và triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm được xem như định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Kim Dung (2008), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Giáo dục, tái bản lần 3 có bổ sung, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình Quản trị nhân

lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Tấn Thịnh, Nguyễn Ngọc Quân (2009), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004) Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội

5. Lê Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nhân lực ở nước ta hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Phùng Rân (2008), “Chất lượng nhân lực bài toán cần có lời giải đồng

bộ”, Trường cao đẳng Viễn Đông, TP.HCM.

7. Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý (2002) Nghiên cứu con người: đối tượng và

những phương hướng chủ yếu, NXB Khoa học xã hội

8. Nguyễn Văn Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004): Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI”, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Hà Nội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI”, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, Hà Nội.

11.Kế hoạch hành động thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành công thương giai đoạn 2011 – 2020, Số 3468/QĐ-BCT, 2014.

12.Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996/2004) Bài giảng cơ sở khoa học quản lý - Khoa sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

13.Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2013), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Tài chính.

14.Phạm Đức Thành (1998), Giáo trình quản lý nhân lực, NXB Giáo dục. 15.Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2013),”Nâng cao chất lượng nhân lực trong các

doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”, đề tài nghiên cứu sinh

tại trường Đại học kinh tế quốc dân. Hà Nội.

16.Nguyễn Hữu Thân (2010), “Quản Trị Nhân Sự”, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, Tp. Hà Nội.

17.Các-Mác và Ph.Ăng Ghen toàn tập, tập 23 nguồn lấy từ: http://hocvienchinhtribqp.edu.vn

18.Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, Báo cáo thường niên năm 2015, 2016 và 2017.

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM - BỘ

CÔNG THƯƠNG

Kính thưa quý Thầy/Cô!

Bảng hỏi này nhằm thu thập thông tin phục vụ đề tài Thạc sỹ: “Quản lý

nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm - Bộ Công Thương’’. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác và ủng hộ của quý Thầy/Cô

thông qua việc cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây. Tất cả các thông tin được cung cấp chỉ để sử dụng phân tích tổng hợp trong đề tài.

Sự hợp tác của quý Thầy/Cô sẽ giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài và giúp cho các cấp quản lý có thể có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, vì sự phát triển của nhà trường.

PHẦN 1: NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN

1.1. Họ và tên (không bắt buộc):……… 1.2. Giới tính:

Nam Nữ

1.3. Tuổi:………. 1.4. Tên đơn vị công tác (Khoa/ Phòng)……… 1.5. Thâm niên công tác

5 năm 5 - 10 năm 10 - 15 năm 15 năm

1.6. Học vị: (Chọn 1 phương án thích hợp)

Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ

1.7. Chức vụ chính quyền (nếu có): (Có thể chọn 2 phương án thích hợp)

Trưởng/phó đv trực thuộc trường. Trưởng/ phó bộ môn.

GĐ/ Phó GĐ Trung tâm thuộc đơn vị.

1.8. Thầy/Cô hiện có đang theo học lớp bồi dưỡng và đào tạo nào không?

Có (chuyển câu hỏi sau đây) Không

Xin đánh dấu x vào phương án trả lời thích hợp (có thể chọn nhiều phương án).

Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (PP sư phạm; chuyên môn nghiệp vụ; Ngoại ngữ...

Học lấy bằng Đại học ngoại ngữ.

Chương trình đạo tạo lấy bằng Cao học. Chương trình đạo tạo lấy bằng Tiến sỹ.

PHẦN 2

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ

Xin quý Thầy (Cô) cho biết ý kiến của mình về thực trạng công tác phát triển nhân sự Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp:

Mức độ thường xuyên: Mức 4 là rất thường xuyên ; Mức 3 là khá thường xuyên; Mức 2 là ít thường xuyên; Mức 1 là không thực hiện.

Mức độ hiệu quả: Mức 4 là tốt; Mức 3 là khá; Mức 2 là trung bình; Mức 1 là yếu.

Nội dung

Mức độ thường xuyên

4 3 2 1

Công tác tuyển chọn nhân sự

1. Thông báo chỉ tiêu, yêu cầu của Trường đối với các ứng viên dự tuyển

2.Công khai, minh bạch quy trình tuyển dụng 3.Tiêu chí tuyển dụng hợp lý

4.Đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng 5.Đáp ứng được nhu cầu về số lượng ĐNGV

Công tác sử dụng nhân sự

1. Tuân thủ nghiêm túc định mức lao động của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của các bộ quản lý

2. Bố trí, sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo 3.Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giáo viên

4. Xác định chức danh giảng viên ứng với phẩm chất năng lực

5. Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên

6. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích của HSSV.

Nội dung

Mức độ thường xuyên

4 3 2 1

7. Xây dựng môi trường làm việc văn hóa. Đặc biệt quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng GV

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự

1. Lập kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng GV theo chuẩn của các ngành, nghề

2. Cử giảng viên đi học tập về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị theo chiến lược quy họach, đào tạo đội ngũ cán bộ của trường

3.Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

4. Chọn GV có năng lực đi đào tạo nâng cao trình độ chuyện môn, nghiệp vụ ở nước ngoài

5. Tổ chức các lớp tập huấn cập nhật kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ tin học; hội nghị, hội thảo…. tại trường 6. Chính sách khuyến khích GV đi đào tạo, bồi dưỡng 7. Đánh giá kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Để góp phần đẩy mạnh công tác phát triển nhân sự nhà trường, theo thầy (Cô) cần có những giải pháp nào:

... ... ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 118 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)