5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý nguồn nhân lực
Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức và quản lý trực
tiếp nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp thường là phòng Tổ chức- Hành chính. Phòng luôn đảm bảo công tác tuyển dụng, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức theo yêu cầu chiến lược của Nhà trường.
* Về công tác tổ chức
- Xây dựng kế hoạch phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Nhà trường. - Tổ chức thực hiện các đề án thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Trường.
- Xây dựng các quy định về chức năng, nhiệm vụ các phòng, khoa chức năng, các quy định về tổ chức hoạt động của các đơn vị trong Trường.
* Về công tác nhân sự
- Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển của Nhà trường.
- Thực hiện và giám sát việc chấp hành sự điều động, luân chuyển cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà trường.
- Thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự bổ nhiệm các cấp lãnh đạo theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức danh và công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hiệu trưởng.
* Về công tác quản lý cán bộ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch biên chế của Nhà trường.
- Tổ chức thực hiện công tác chế độ chính sách cán bộ, viên chức trong Nhà trường theo các quy định hiện hành.
- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác thanh tra và giải quyết các khiếu nại, khiếu tố của cán bộ, viên chức trong thẩm quyền quản lý theo các quy định hiện hành.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức thi đua khen thưởng, công tác kỷ luật cán bộ, viên chức của Nhà trường theo các quy định hiện hành.
- Thực hiện việc tuyển chọn, giới thiệu, cử và quản lý cán bộ, viên chức đi học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các công tác khác ở trong và ngoài nước.
- Thực hiện công tác thống kê số liệu đội ngũ cán bộ, viên chức trong Trường.
* Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức phù hợp và phục vụ cho yêu cầu phát triển của Nhà trường.
- Thực hiện việc tuyển chọn, thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và cán bộ quản lý giỏi về Trường làm việc.
Thứ hai, nâng cao trình độ, thực hiện chính sách cho cán bộ quản lý nguồn nhân lực.
Cán bộ quản lý nhân lực được coi là những cán bộ, viên chức quan trọng bởi họ cùng với những người quản lý khác quản lý một nguồn lực quan trọng cho Nhà trường. Với chức danh là những người trợ giúp cho lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các bộ phận, các cán bộ quản lý nhân lực đóng góp rất lớn trong việc đề ra và tổ chức thực hiện mọi chủ trương, mọi chính sách của Nhà trường. Do đó, họ phải là những người được chuẩn bị và đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
Cán bộ nghiệp vụ của phòng Tổ chức Hành chính cần phải biết các kiến thức về quản lý nhân sự và tổ chức làm việc khoa học để giải quyết những vấn đề về hiệu quả công việc, tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch nhân lực, bảo hiểm, lập quỹ phúc lợi, tổ chức nơi làm việc và điều kiện làm việc.
Cán bộ nghiệp vụ hành chính cần phải hiểu biết pháp luật, thường xuyên cập nhật các chính sách liên quan đến lĩnh vực của mình. Các cán bộ, viên chức phải chủ động tìm hiểu qua mạng internet, qua sách báo, tài liệu. Nếu có các khóa học liên quan đến nghiệp vụ của bộ phận mình cần phải chủ động tìm hiểu sau đó đề đạt lên lãnh đạo để được tạo điều kiện tham gia. Chính vì vậy, trong thời gian tới, yêu cầu bản thân mỗi cán bộ, viên chức cần chủ động hơn trong công việc cũng như nâng cao ý thức về việc tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có như vậy, các cán bộ quản lý nhân lực mới có thể thực hiện các hoạt động quản lý đúng với quy định của pháp luật và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cán bộ, viên chức và Ban Giám hiệu.
Thống kê giúp cho các cán bộ, viên chức chuyên môn nghiệp vụ nhân lực biết cách thu thập số liệu, biết cách phân tích, giải thích, đưa ra các nhận xét xác đáng. Các kiến thức về chuyên môn tạo điều kiện cho họ có thể lập ra được những tiêu chuẩn để đánh giá sự thực hiện công việc của người khác.
Một cơ sở kiến thức về các môn khoa học như tâm lý học, xã hội học, triết học, luật học và đặc biệt quan trọng đối với người tổng điều hành -
Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính để giúp cho họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc lập kế hoạch làm việc tự giác và đạt kết quả cao trong công việc,