Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại trường

một trường cao đẳng công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, và thuộc Bộ Công thương nhận thấy việc quản lý nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm phải có những căn cứ, yêu cầu và phải có chiến lược cụ thể để phát triển nguồn nhân lực của trường có chất lượng phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng.

4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đẳng Công nghiệp Thực phẩm

Sử dụng nguồn nhân lực là hoạt động tiếp theo của quá trình đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực. Do đó, việc đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực. Nếu như nguồn nhân lực được đào tạo tốt, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ thì việc sử dụng nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. Ngày nay, khi nền giáo dục đã phát triển lên đến trình độ cao, vai trò của con người ngày càng được khẳng định thì vai trò của việc dùng người cũng được nâng lên. Người ta đang chú ý nhiều vào các nguồn lực không những ở vai trò truyền thống của chúng mà cả những ảnh hưởng của chúng đối với những yếu tố then chốt khác của tính năng tổ chức. Sử dụng tốt nhất nguồn lực như là một vũ khí cạnh tranh quan trọng trong việc nâng cao tính năng tổ chức là một chiều hướng mới trong quản lý hành vi tổ chức. Nhưng làm sao để các tổ chức có thể sử dụng các nguồn lực như là một vũ khí chiến lược? Điều này đòi hỏi các nhà quản lý có khả năng tổ chức và có được tầm nhìn chiến lược. Sử dụng nguồn nhân lực cần đảm bảo được các yêu cầu khai thác phát huy hết tiềm năng của mỗi cá nhân nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả làm việc của Nhà trường. Để bố

trí cán bộ, viên chức đảm nhận công việc phù hợp với trình độ của họ, trước hết đòi hỏi ở các nhà quản lý phải bố trí sắp xếp và xác định mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu trình độ của cán bộ, viên chức.

Có thể nói, trong các yếu tố nguồn lực thì yếu tố con người là khó sử dụng nhất. Phải làm như thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ, viên chức trong Nhà trường là vấn đề nan giải của bất kỳ một đơn vị hành chính sự nghiệp nào. Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt được hiệu quả công việc cao. Và để bộ máy hoạt động một cách trơn tru cần phải sử dụng cán bộ, viên chức một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử dụng không hợp lý, không đúng chức năng của từng người sẽ gây ra tâm lý chán nản, không nhiệt tình với công việc được giao dẫn đến hiệu quả công việc thấp và sẽ dẫn tới sự sụt giảm của tất cả các vấn đề khác trong Nhà trường.

Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Để hoạt động, Nhà trường phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kỳ.

Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực là một việc làm khó bởi không phải tuyển dụng được nguồn nhân lực vào trong Nhà trường là hết trách nhiệm, mà còn phải tìm cách bố trí công việc cho phù hợp với khả năng và đặc điểm của từng người. Để có thể sắp xếp đúng người, đúng việc, cán bộ quản lý phải thật sự là người hòa đồng, biết lắng nghe ý kiến của từng thành viên trong đơn vị, chủ động giải quyết các mối bất hòa. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo ra nhiều việc làm cho cán bộ, viên chức, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống của các gia đình, làm mức tiêu dùng tăng lên từ đó làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, kích thích sự tăng trưởng về kinh tế, tăng thu ngân sách, góp phần làm giảm tội phạm và tệ nạn xã hội.

Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực góp phần ổn định và phát triển Nhà trường. Đây được xem là yếu tố cơ bản để hoàn thành các mục tiêu chiến lược của trường. Về bản chất, mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một đơn vị hành

chính sự nghiệp nào chính là hiệu quả công việc. Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả công việc chính là mức độ hoàn thành công việc. Nếu bố trí cán bộ, viên chức một cách hợp lý, phân định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận, cá nhân với nhau, đảm bảo mọi người đều có việc làm, các phòng, khoa, trung tâm đều có người phụ trách và có sự ăn khớp đồng bộ giữa các bộ phận trong Nhà trường. Nói cách khác, việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chính là việc phân công, điều phối công việc của từng cá nhân và bộ phận một cách hài hòa, nhịp nhàng. Khi các bộ phận trong nhà trường được kết hợp chặt chẽ Nhà trường sẽ phát triển, danh tiếng, địa vị của trường cũng sẽ được nâng cao.

Việc hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực còn góp phần nâng cao mức sống của cán bộ, viên chức. Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, thu nhập quốc dân bình quân đầu người còn thấp. Thực tế, số cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước phải nhờ vào thu nhập từ việc làm để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình mình. Nói cách khác, chỉ có thông qua thu nhập từ việc làm thì cán bộ, công chức, viên chức mới có điều kiện để đảm bảo và cải thiện đời sống của mình. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khuyến khích năng lực sáng tạo của cán bộ, viên chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm bộ công thương (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)