0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ ĐHQG HCM (Trang 40 -42 )

Mục đích của bƣớc nghiên cứu này là khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm đo lƣờng sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của trƣờng. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua việc phỏng vấn một số sinh viên đang học tại trƣờng (Phụ lục 1: Danh sách người tham gia) với n= 10. Tiếp theo, cho họ đánh giá lại các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đƣa ra để xem tiêu chí nào phù hợp, tiêu chí nào không phù hợp. Cuối cùng thảo luận hết tất cả các tiêu chí chọn lựa để đi đến kết luận những yếu tố họ cho là ảnh hƣởng quan trọng nhất đến chất lƣợng đào tạo tại trƣờng Đại học Quốc tế ĐHQG-HCM. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại phòng tiếp sinh viên của trƣờng và do chính tác giả điều khiển chƣơng trình thảo luận. Sau kết quả thảo luận, xây dựng đƣợc bảng câu hỏi sơ bộ.

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng đào tạo tại trƣờng Đại học Quốc tế ĐHQG-HCM sinh viên về chất lƣợng đào tạo tại trƣờng Đại học Quốc tế ĐHQG-HCM

H

1

H

2

H

3

H

4

H

5

- Giới tính

- Năm học

- Khối đào

tạo

- Hệ đào tạo

Phƣơng diện

phi học thuật

Phƣơng diện

học thuật

Danh tiếng

Sự tiếp cận

Chƣơng trình

học

Các yếu tố ảnh

hƣởng đến sự

hài lòng của

sinh viên về

chất lƣợng đào

tạo

Qua bƣớc nghiên cứu định tính, đã quyết định lựa chọn những tiêu chí phù hợp tác động đến chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại trƣờng từ đó đề ra mô hình nghiên cứu chính thức nhƣ sau: biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên và các biến độc lập là: phƣơng diện phi học thuật, phƣơng diện học thuật, danh tiếng, sự tiếp cận và chƣơng trình học

Yếu tố 1: Phương diện phi học thuật (non-academic aspects). Yếu tố này bao gồm các biến cần thiết để giúp sinh viên hoàn thành nghĩa vụ học tập của họ và nó liên quan đến nhiệm vụ đƣợc thực hiện bởi các nhân viên văn phòng..

Yếu tố 2: Phương diện học thuật (Academic aspects). Yếu tố này bao gồm các biến hoàn toàn chịu trách nhiệm bởi các giảng viên.

Yếu tố 3: Danh tiếng (Reputation). Yếu tố này bao gồm các biến cho thấy tầm quan trọng của các trƣờng Đại học trong việc xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp.

Yếu tố 4: Sự tiếp cận (Access). Yếu tố này bao gồm các biến liên quan đến các vấn đề nhƣ khả năng tiếp cận, tính sẵn có, dễ tiếp xúc và thuận tiện.

Yếu tố 5:Chương trình học (Program issues). Yếu tố này bao gồm các biến nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp chƣơng trình học, chuyên ngành có cấu trúc linh hoạt, giáo trình rộng rãi và có uy tín.

Mô hình nghiên cứu trên có 5 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Mô hình trên đƣợc thể hiện bằng công thức hồi quy đa biến.

Trong đó:

 SHL (là biến phụ thuộc): sự hài lòng chung (Overall Satisfaction)

 PHT: Phƣơng diện phi học thuật (Non-academic Aspects)

 HT: Phƣơng diện học thuật (Academic Aspects)

 DT: Danh tiếng (Reputation)

 CTH: Chƣơng trình học (Programmes Issues)

 Hằng số và các hệ số hồi quy

 Sai số

Từ mô hình nghiên cứu ta cũng đƣa ra các giả thuyết sau:

 H1: Phƣơng diện phi học thuật có ảnh hƣởng tới sự hài lòng chung của sinh viên

 H2: Phƣơng diện học thuật có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lòng chung của sinh viên

 H3: Danh tiếng có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lòng chung của sinh viên

 H4: Sự tiếp cận có ảnh hƣởng tích cực tới sự hài lòng chung của sinh viên

 H5: Chƣơng trình học tập có ảnh hƣởng tích cực tới với sự hài lòng chung của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ ĐHQG HCM (Trang 40 -42 )

×